HUỲNH TẤN PHÁT và LÊ PHƯỚC đem cải lương vào trường học

Hai anh em đem Cải Lương đến với học sinh trung học… Vui lắm, khi các em đã đón nhận bộ môn này một cách háo hức và hồn nhiên…
Sau khi nói về Cải Lương và diễn cho các em xem, dù khá mệt nhưng mình có được vài niềm vui nho nhỏ…
1. Xuống sân khấu, có mấy em chạy đến nói như vầy: « Cảm ơn chú, nhờ có chú mà bữa nay, con biết và thấy thích Cải Lương »
2. Có một Giáo viên nói với mình: « Có nhiều cách để thể hiện tình yêu nước. Và đây là cách của các bạn »
3. Đây là lần đầu tiên sau 28 năm, mình quay lại ngôi trường này với tư cách là cựu học sinh… Mình vừa nói đến đó, cả trường rần rần lên liền… Hehehe…
Rất cảm ơn Ban Giám Hiệu và tổ Văn của trường PTTH Ernst Thalmann đã tổ chức những chương trình ngoại khoá đầy ý nghĩa trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị nghệ thuật truyền thống của dân tộc…

18 tháng 1, 2016

Lê Phước Đây là một kỉ niệm đẹp về việc đem đờn ca tài tử cải lương vào học đường. Cuối năm bận rộn, nhưng hai anh em vẫn bỏ hết mọi thứ cho buổi sinh hoạt ngoại khóa của Tổ Văn Học trường đó. Có cái là diễn với bác Phát rất ăn ý, dù bận quá nên tập với đờn có chút à, mà đờn thì có lúc nhanh lúc chậm nữa chứ, rồi tập sơ sơ diễn, vậy mà mỗi lần diễn trước nay với bác Phát khi ra hát đều rất ăn ý, tung hứng có trình tự. Ngay cả sáng nay cái màn cầm mic nói chuyện về cải lương với học sinh đâu có tập trước, vậy mà lên sân khấu hai a e mỗi người một mic người nói người kia tiếp lời quăn qua bắt lại thành một bài giảng đàng hoàng à nghen….Cái vui nhất vẫn là không ngờ mấy em nhỏ xem xong hong chê mà lại thích rồi vào tận hậu đài để cảm ơn nữa mới sướng à heheee

12524017_1109798589043818_5027258591298560449_n.jpg

LÊ PHƯỚC & HUỲNH TẤN PHÁT

1239400_1109799215710422_2544517816230804893_n

12417999_1109798669043810_3358038127648202874_n

12439086_1109799299043747_6593712590496851041_n

12507166_1109799252377085_4710521385092347293_n

12540693_1109798619043815_5680835192431312448_n.jpg

12552693_1109798995710444_60928860371889417_n.jpg

1919069_1109798889043788_897492137383131819_n.jpg

12509471_1109798792377131_4069260818601386973_n.jpg

12565583_1109799355710408_8928179676787985589_n.jpg

12400891_1109799319043745_166019814954384138_n

12565554_1109799202377090_5212362209380460224_n.jpg

12512824_1109799099043767_8131647446041223723_n

 

 

 

BÀ MAI THỊ TRÌNH VIẾNG CỐ GS TRẦN VĂN KHÊ

BÀ MAI THỊ TRÌNH VIẾNG CỐ GS TRẦN VĂN KHÊ

Published on Jan 17, 2016

Chiều 16/1/2016, bà Mai Thị Trình, 91 tuổi, một trong những người bạn thân của cố GS Trần Văn Khê từ thời ở Paris, đã đi viếng và thắp nhang trước di cốt của giáo sư tại gian tưởng niệm ở Linh Hoa Tuệ Đàn, Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương.
Bà Trình nguyên là người phụ trách bản tin tiếng Pháp của Thông tấn xã Việt Nam, từng là một trong những người bạn thân ở Paris của GS Trần Văn Khê. Theo GS Khê, bà Trình có tổng cộng tới ba năm luôn thăm ông, nghe ông kể chuyện bên giường bệnh vào những lúc ông phải nằm bệnh viện ở Pháp.

Bà MAI THỊ TRINH viếng gian tưởng niệm TRẦN VĂN KHÊ ở BÌNH DƯƠNG

11215153_966412373440792_4257759878691325035_n.jpg

Bà Mai Thị Trình từng là người phụ trách bản tin tiếng Pháp của Thông tấn xã Việt Nam, và luôn là một trong những bạn thân của GS Khê từ thời ở Paris cho tới suốt cuộc đời ông.
Theo GS Khê, bà Trình đã từng thăm ông, và nghe ông kể chuyện bên giường bệnh trong suốt ba năm (tính gộp những lúc ông phải vô nằm nhà thương ở Pháp).
Nay, tuy đã 91 tuổi song bà vẫn còn khoẻ, đầu óc minh mẫn và trí nhớ tốt tới mức làm tui kinh ngạc. Trên đường lên Bình Dương, bà đã đọc, bằng trí nhớ, cho anh Trần Quang Minh và tui nghe cả lá thơ của GS Khê hồi xửa hồi xưa đã gởi cho bà để… “làm mai” ông Trần Thanh Xuân (ở Paris, sau về nước, làm phó tổng giám đốc kiêm phó tổng biên tập Việt Nam Thông tấn xã) với bà.
Sau khi đọc và kể lại chuyện đó, bà còn khúc khích cười về những nhận xét có lý của GS Khê đối với ông Xuân – từ « thằHuưng cha mắc dịch » sau đó đã trở thành ông chồng yêu quý của bà…

Hình : Hữu Thiện

T.V. :An vị hài cốt GS.TS Trần Văn Khê tại Hoa viên nghĩa trang Bình Dương

An vị hài cốt GS.TS Trần Văn Khê tại Hoa viên nghĩa trang Bình Dương

Cập nhật: 29-12-2015 | 08:40:09

Kiến trúc sư Trần Quang Minh (con trai thứ hai của GS. TS Trần Văn Khê) cùng gia đình vừa đưa hài cốt của giáo sư đến an vị tại gian thờ ở tầng một Núi Phật trong Trung tâm Linh Hoa Tuệ Đàn – Hoa viên nghĩa trang Bình Dương (ảnh).

t10khe.jpg

Kiến trúc sư Minh cho biết, được sự ủy quyền của hai người em gái, anh đã thực hiện di nguyện của ba Khê: “Tôi ước ao sẽ được đem hỏa táng, nơi hỏa táng sẽ do Ban tang lễ quyết định, hũ tro thì mang về để tại tư gia tôi đang sống, dưới bàn thờ ông bà. Nếu vì một lý do gì không cho để hũ tro tại tư gia của tôi được, thì các con tôi cùng với Ban tang lễ quyết định nơi nào lưu trữ thuận tiện nhất”.

Nơi thờ Giáo sư Khê rộng khoảng 50m2, gian chính là nhà thờ được làm toàn bộ bằng gỗ gõ mật, do chính kiến trúc sư Minh thiết kế theo kiểu kiến trúc miền Trung. Mặt chính của gian thờ là di ảnh của giáo sư, phía trên là câu “Quang hưng quốc nhạc”do anh Minh viết với ý nghĩa giáo sư đã trọn đời làm cho nền âm nhạc dân tộc quốc gia ngày càng tinh hoa hơn, phổ biến hơn. Hai bên là câu đối “Dân ca nghiên cứu hàng trăm điệu”/“Quốc nhạc trùng tu cả một đời” trích trong hồi ký của giáo sư.

Khu thờ tự còn có bộ bàn ghế gỗ, màn hình, âm thanh, ánh sáng… để những người hâm mộ giáo sư đến giao lưu, xem lại những thước phim về cuộc đời và sự nghiệp của giáo sư. Anh Minh cũng cho biết thêm: “Xét thấy sức khỏe bản thân ngày càng yếu. Nên sau việc an vị di cốt của ba. Mọi việc cúng, giỗ, tế tự ở Việt Nam trở về sau, giao lại cho con trai tôi là Trần Tri Hòa đảm trách nghĩa vụ là người cháu trai đích tôn”.

Như vậy, từ nay những người yêu quý, ngưỡng mộ GS.TS Trần Văn Khê sẽ được thuận tiện đến thăm viếng, tìm hiểu thêm về giáo sư. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều kỷ vật của giáo sư được trưng bày ở đây. Được biết kinh phí xây dựng, trang thiết bị… do Ban lãnh đạo Hoa viên nghĩa trang Bình Dương tài trợ toàn bộ.

T.V

Theo THANH HIỆP / NLĐ: GS Trần Quang Hải cảnh báo Hoài Linh, Xuân Hinh về Chầu Văn

GS Trần Quang Hải cảnh báo Hoài Linh, Xuân Hinh về Chầu Văn

Chủ Nhật, ngày 10/01/2016, 09:35

GS Trần Quang Hải – con trai trưởng của GS-TS Trần Văn Khê cảnh báo việc Hoài Linh, Xuân Hinh đưa Chầu Văn lên sân khấu lớn, có vũ đoàn hoành tráng, dễ làm mất đi tính chân thật được cha ông dày công kiến tạo cho bộ môn nghệ thuật này.

Với tư cách giáo sư Trung tâm Nghiên cứu Âm nhạc dân tộc (CNRS) – Pháp được Viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Việt Nam mời về tham dự hội thảo khoa học quốc tế về hát Chầu Văn tại TP Nam Định ngày 6-1, GS Trần Quang Hải có bài tham luận dài. Bài tham luận mang chủ đề: “Làm thế nào để bảo vệ và phát huy tín ngưỡng thờ Mẫu trong xã hội đương đại? Mội vài nhận xét về giai điệu căn bản và các mẫu nhịp điệu”.

GS Trần Quang Hải tại Hội thảo khoa học quốc tế về Nghiên cứu thực hành tín ngưỡng trong xã hội đương đại

Trong đó, ông có đề cập đến việc hai nghệ sĩ ngôi sao là Hoài Linh và Xuân Hinh không ít lần thực hiện hát Chầu Văn, được đông đảo khán giả ủng hộ. Tuy nhiên, bên cạnh việc khen ngợi hai nghệ sĩ yêu mến nghệ thuật cổ truyền của dân tộc, muốn phát triển và nhân rộng chúng nên dùng danh tiếng của mình thu hút công chúng quan tâm, GS Quang Hải cũng lên tiếng cảnh báo.

Ông cho rằng: « Việc thúc đẩy tín ngưỡng thờ Mẫu trong xã hội đương đại cần sự hỗ trợ của một vài nghệ sĩ nổi tiếng như: Xuân Hinh, Hoài Linh, những người đóng vai trò cung văn. Họ thu hút khán giả tiếp cận nghệ thuật truyền thống này. Tuy nhiên, cũng phải cảnh báo rằng, các buổi biểu diễn chầu văn trên sân khấu lớn có thể gây hại đối với sự phát triển của hầu đồng truyền thống và làm mất tính chân thực của nó.

Sự hội nhập và phát triển của Chầu Văn 25 năm nay cho thấy sự khuếch trương bộ môn này từ những đền, đình, chùa, miếu, lên sân khấu với những đội múa hoành tráng làm giảm đi phần tâm linh gốc của hầu bóng…”.

NSƯT Xuân Hinh trong một giá Chầu

Theo đó, GS Trần Quang Hải đã từng xem và ghi nhận, các nghệ sĩ hài trên đứng vai trò cung văn có cách hát, ứng tác nhanh chóng nhưng trang phục diêm dúa, vũ đoàn đông đảo, bao kín sân chầu khiến ông liên tưởng đến một màn nhạc kịch, làm mất đi không gian đúng chất của hát Chầu Văn và nghi lễ Chầu Văn của người Việt. “Sự biến tướng này nên dừng lại, trả lại hát Chầu Văn tính chất nghiêm túc của nó” – GS Trần Quang Hải nhấn mạnh.

Thông qua việc thực hành và tín ngưỡng thờ Mẫu (Thánh Mẫu), Việt Nam có thể được coi như là một đất nước bảo vệ và phát huy tính dân chủ ngay ở cấp xã. Phong tục thờ Mẫu này là tín ngưỡng lâu đời nhất ở Việt Nam thậm chí trước cả khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Các nhà khoa học, các học giả chứng nhận rằng xã hội truyền thống của Việt Nam khác biệt so với Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á khác. Sự tôn thờ thánh Mẫu gần đây phát triển rộng rãi ở Việt Nam và cả ở hải ngoại dù trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1987 từng bị bác bỏ do bị coi là mê tín dị đoan.

NSƯT Xuân Hinh trong một giá Chầu – Thánh Mẫu

Những năm gần đây, loại hình nghệ thuật hát Chầu văn được quan tâm, bảo tồn và phát triển trở lại. Hiện Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch đang trình UNESCO công nhận nghệ thuật Chầu Văn là Di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, sự phát triển của đời sống xã hội đã làm mai một những giá trị nghệ thuật đích thực của Chầu Văn cổ, trong khi các nghệ nhân hát Chầu Văn không còn nhiều và hầu hết đều đã tuổi cao, sức yếu.

NS Hoài Linh trong một giá Chầu

NS Hoài Linh với nghi thức tín ngưỡng được tổ chức trong ngày truyền thống Sân khấu VN

Lên đồng là một nghi lễ của đạo mẫu, vì vậy lên đồng không tách rời đạo mẫu. Lên đồng là môi trường để con người có thể nhập vào thần linh.

4 làn điệu cột trụ của hát văn

Hát văn có 13 làn điệu: Bỉ, Mưỡu, Thổng, Phú bình, Phú chênh, Phú rầu, Đưa thơ, Vẫn, Đọc, Cờn, Hãm, Đồn, Xá. Nhưng chỉ có 4 làn điệu chính được coi là cột trụ của hát văn: Phú, cờn, xá, và dọc. Và một số cung văn thời nay chỉ hát được vài điệu đã có thể kiếm tiền rất nhiều khi tham gia các buổi hát Chầu Văn có « đại gia » tham dự, biến nghi thức tôn nghiêm này thành nơi “mua thần, bán thánh”.

“Điều này khó thể chấp nhận nếu cứ để sự biến tướng này phát triển, nó lạm dụng cho vài cá nhân làm giàu lên từ sân chầu, đồng thời khiến cho nhiều người dân đặt hết tất cả tài sản, tiền của cho việc theo lời phán truyền mà đi tìm danh vọng. Bằng chứng có những quan chức đến hầu đồng đã hỏi bao giờ thì sẽ lên thêm chức nữa, những hoạn nạn có thể tránh trên con đường hoạn lộ? Rất phi lý và làm giảm đi nét độc đáo vốn có của nghệ thuật Hát Chầu Văn và nghi lễ Chầu Văn của người Việt” – GS Trần Quang Hải đã nói.

Theo Thanh Hiệp (Người lao động)

Theo THANH HIỆP /NLĐ:Hoài Linh trần tình với GS Trần Quang Hải về Chầu Văn

Tin tức » Super star » Sao Việt

Đọc thêm tại: http://www.vietgiaitri.com/super-star/sao-viet/2016/01/hoai-linh-tran-tinh-voi-gs-tran-quang-hai-ve-chau-van/#ixzz3wo70zmc

Hoài Linh trần tình với GS Trần Quang Hải về Chầu Văn

Sau khi đọc bài báo “GS Trần Quang Hải cảnh báo Hoài Linh, Xuân Hinh về chầu văn” trên Người Lao Động online, nghệ sĩ Hoài Linh lên tiếng trần tình vấn đề này.

“Trước hết. tôi vô cùng cảm ơn sự cảnh báo của GS Trần Quang Hải về những vấn đề giáo sư đã nêu liên quan đến tôi với vai trò cung văn của bộ môn nghệ thuật chầu văn – một trong những tín ngưỡng dân gian của người Việt mà Hội thảo khoa học quốc về vấn đề này vừa được tổ chức thành công tại TP Nam Định. Kính thưa GS, tôi xin báo đến GS sự yên tâm về tôi, bởi từ năm 13 tuổi tôi đã theo học và hát với vai trò cung văn. Hơn 30 năm qua chưa bao giờ tôi đưa lên sàn diễn bộ môn chầu văn này với tính cách bán vé kinh doanh » – Nghệ sĩ Hoài Linh nhắn gửi GS Trần Quang Hải.

hoai-linh-tran-tinh-voi-gs-tran-quang-hai-ve-chau-van-ac0d6b

NS Hoài Linh hát Chầu Văn trong vở kịch Gió hoàng cung của đạo diễn Công Triển.

Anh tâm sự thêm rằng có rất nhiều nơi mời, thậm chí mời biểu diễn tại các hội thảo về nghệ thuật và tín ngưỡng với bộ môn chầu văn nhưng đều từ chối. Nếu có chăng chỉ một lần duy nhất anh nhận lời hát khai từ cho vở diễn tốt nghiệp của đạo diễn trẻ Công Triển với kịch bản Gió hoàng cung, tại Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM trong khuôn khổ của một suất diễn báo cáo tốt nghiệp.

« Sở dĩ, tôi nhận lời tham gia đưa chầu văn lên sân khấu trong suất diễn đó bởi tác phẩm ca ngợi công đức của những anh hùng lịch sử, mà nghệ thuật hát chầu văn đều có chung nguyên tắc: ca ngợi công lao bao đời của các tiền nhân. Từ đó đến nay, tôi chưa hề đưa chầu văn lên sân khấu và không thể có những vũ đoàn yểm trợ, làm mất đi tính tôn nghiêm vốn có của bộ môn nghệ thuật và tín ngưỡng dân gian mà ông cha ta đã để lại. Kính thưa GS Trần Quang Hải, xin ghi nhận lời cảnh báo của giáo sư và nhấn mạnh một chân lý bất di, bất dịch của Hoài Linh: rằng Giáo sư hãy yên tâm! » – Hoài Linh tâm sự.

hoai-linh-tran-tinh-voi-gs-tran-quang-hai-ve-chau-van-31bbaa

NS Hoài Linh trong lễ Truyền thống Sân khấu.

Nam nghệ sĩ này cho biết anh đang xây dựng Nhà thờ Tổ với không gian tín ngưỡng văn hóa dân tộc cũng nhằm để góp phần bảo vệ đúng bộ môn nghệ thuật độc đáo này. Anh mong Nhà thờ Tổ sau khi đi vào hoạt động sẽ là điểm giao lưu, gặp gỡ của các nghệ nhân nhiều bộ môn nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật chầu văn

“Tôi tin rằng với nỗ lực của bản thân, cộng với ý hướng tích cực góp phần bảo tồn dù sự phát triển của đời sống xã hội đã làm mai một những giá trị nghệ thuật đích thực của chầu văn cổ. Song, trong khi các nghệ nhân hát chầu văn không còn nhiều và hầu hết đều đã tuổi cao, sức yếu, tôi tin điểm hẹn giao lưu văn hóa mà tôi cố gắng kiến tạo, sẽ là nơi các nghệ nhân, các cung văn hội tụ, từ đó góp phần với các nghệ nhân ở các tỉnh thành, tiếp tục gầy dựng một thế hệ trẻ tiếp nối.

hoai-linh-tran-tinh-voi-gs-tran-quang-hai-ve-chau-van-431c76

NS Hoài Linh và ca sĩ Phương Thanh trong vở Trâm Hoa Mai.

Hạnh phúc lớn hơn của bản thân tôi và của các nghệ nhân, cung văn gắn bó cả đời với Chầu Văn, là sau khi chầu văn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cách đây hai năm, thì hồ sơ mà Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch sẽ trình UNESCO công nhận nghệ thuật chầu văn là Di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc đại diện của nhân loại, sẽ đạt thành tựu, để bên cạnh bộ môn nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ mà tôi vốn yêu thích, sẽ có thêm di sản văn hóa chầu văn được thế giới tôn vinh, như những di sản văn hóa mà Việt Nam đã có” – Hoài Linh tâm huyết nói.

Theo T.Hiệp/ Người Lao Động

Đọc thêm tại: http://www.vietgiaitri.com/super-star/sao-viet/2016/01/hoai-linh-tran-tinh-voi-gs-tran-quang-hai-ve-chau-van/#ixzz3wo6SVqDz