Nouveau site TRAN VAN KHE : PASSEUR DE MUSIQUES

http://www.tranvankhe-lefilm.com/

Le nouveau site sur TRAN VAN KHE

Bande Annonce du film de Thuy Tien HO

« TRAN VAN KHE , passeur de musiques

cropped-TVKpageAccueil1140

le 24 juin 2015 disparaissait le professeur Tran Van Khê.

Musicien , chercheur, professeur d’ethnomusicologie, il a contribué à faire rayonner la musique vietnamienne
dans le monde et joué un rôle fondamental dans sa préservation et sa transmission .

Il fut un artisan infatigable pour la reconnaissance du patrimoine musical traditionnel vietnamien par l’UNESCO.
Il fut aussi un spécialiste des musiques traditionnelles de Chine, du Japon, d’Iran  et d’Inde.

Site conçu par Thuy Tien HO

LUCY NGUYỄN :Thêm một cuốn sách quý về giáo sư Trần Văn Khê

Hình ảnh giao lưu tại lễ ra mắt sách
Hình ảnh giao lưu tại lễ ra mắt sách
Nhiều văn nghệ sĩ, trí thức, độc giả đã tới tham dự lễ ra mắt sách Trần Văn Khê: Tâm và Nghiệp của nhóm tác giả (NXB Lao Động) tại Đường sách TP.HCM (Nguyễn Văn Bình, Q.1, TP.HCM) sáng nay 26.6.
Được biết, cuốn sách ra đời nhân ngày giỗ đầu của giáo sư Trần Văn Khê (24.6.2016), là tập hợp những bài viết về giáo sư qua hồi ức của thân hữu, học trò. Mỗi bài viết trong tập sách là một nén nhang lòng để tưởng nhớ và tri ân cây đại thụ làng âm nhạc Việt Nam đã làm tròn nhiệm vụ phụng sự âm nhạc dân tộc cho đến hơi thở cuối cùng.
Nhà văn-nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh cho biết, anh rất cảm động và vinh dự khi được mời đóng góp vào tác phẩm này bài viết của anh nhan đề Thầy Trần Văn Khê – Quyền năng nghệ thuật. Anh đã thực hiện bài viết này sau khi thầy Khê mất. “Câu hỏi chung là tại sao một tâm hồn lớn, vĩ đại như vậy trong âm nhạc và tri thức lại có thể rất giản dị và kết nối được nhiều giới, nhiều giai tầng văn hóa như vậy? Trí thức Việt ở Pháp liệu có làm nên sự đặc biệt? Và sẽ còn những tâm hồn lớn nào nữa?”, anh Nguyễn Hữu Hồng Minh nói.
Đơn vị xuất bản cuốn sách cho biết, họ đã cố gắng hết sức có thể để xuất bản sách trong một thời gian ngắn. “Đây là công sức của cả một tập thể mà công lớn nhất thuộc về anh Nguyễn Đắc Xuân và chị Thế Thanh. Công lớn của cuốn sách này thuộc về các tác giả, từng tác giả. Tôi đã đọc rất kỹ các bài viết và nhận thấy giá trị to lớn của những câu, những chữ, những tấm lòng. Hình như mỗi tác giả mở tâm ra, trải lòng ra để hòa vào “tâm và nghiệp” của giáo sư Trần Văn Khê”, đại diện đơn vị xuất bản nói.
Đọc cuốn sách để hiểu thêm về giáo sư Trần Văn Khê – người đã dành trọn nhiệm vụ của cuộc đời mình là ra sức sưu tầm, nghiên cứu những gì liên quan đến âm nhạc truyền thống Việt Nam qua bề dày của lịch sử và chiều sâu của nghệ thuật. Từ đó nỗ lực mang văn hóa – nghệ thuật Việt Nam đến với bạn bè năm châu, để họ hiểu hơn, yêu hơn, cảm mến hơn một xứ sở Việt Nam, một tâm hồn và sức mạnh nội sinh của Việt Nam.

Lucy Nguyễn

http://thanhnien.vn/van-hoa/them-mot-cuon-sach-quy-ve-giao-su-tran-van-khe-717138.html

Trân-van-Khê : Nghệ Thuật Nấu Bếp và Ăn Uống của Người Việt …

Trân-van-Khê :
 
 Nghệ Thuật Nấu Bếp và Ăn Uống của Người Việt …
images
Cách đây hơn 30 năm, tại Paris, người bạn của tôi mở một hiệu ăn Việt Nam, nhưng có cả bếp Trung Quốc và bếp Việt Nam để phục vụ cho khách “cơm Tàu và cơm ta”. Hôm lễ khai trương, có mời đại diện báo chí, phát thanh, truyền hình Pháp đến dự cuộc họp báo. Có nhiều PV đặt câu hỏi : “Hiệu ăn này có thức ăn Trung Quốc và Việt Nam. Cách nấu ăn và thức ăn có chi khác nhau giữa Trung Quốc và Việt Nam hay chăng?”. Anh bạn tôi mời hai đầu bếp Trung Quốc và Việt Nam ra hỏi thì hai người đều nói : “Khác lắm chớ! Cứ vào bếp coi chúng tôi nấu thì biết!”. Mà ký giả quá đông, không vào bếp được. Anh bạn tôi nói nhỏ với tôi : “Anh trả lời giùm tôi với mấy ông nhà báo câu hỏi của họ để còn khai tiệc lớn sau tiệc khai vị”.
Tôi họp các PV lại và nói :
“Các bạn muốn biết giữa Trung Quốc và Việt Nam có gì khác nhau trong nghệ thuật nấu ăn. Tôi xin đơn cử ra 3 điểm :
1/ Người Trung Quốc thường dùng bột mỳ
Người Việt Nam thường dùng bột gạo.
http://i2.wp.com/us.123rf.com/400wm/400/400/ifong/ifong1210/ifong121000010/15794755-wheat-ears-triticum-and-rice-plants-oryza-isolated-on-white.jpg
Do đó, khi người Trung Quốc nấu mỳ thì người Việt Nam nấu phở và hủ tíu. Người Trung Quốc ăn bánh bao thì người Việt ăn bánh đùm, bánh xếp, bánh bèo, bánh cuốn. Loại chả giò của người Trung Quốc làm bằng bánh tráng bột mỳ cuốn thịt, giá chiên dòn; chả giò của người Việt cuốn bằng bánh tráng bột gạo.
2/ Nước chấm của người Trung Quốc là nước xì dầu làm bằng đậu nành. Nước chấm của người Việt lànước mắm làm bằng cá.
http://i2.wp.com/www.citypassguide.com/sites/default/files/styles/slideshow/public/gallery-attractions/PT-Attr-FishSauceFactory3.jpg?resize=603%2C332
3/ Khi trộn các gia vị, người Trung Quốc thường ưa trộn “chua – ngọt”, người Việt trộn “mặn – ngọt”.
http://i2.wp.com/www.epicurious.com/images/articlesguides/diningtravel/goingglobal/vietnamese.jpg
Còn nhiều điểm khác nữa, nhưng tôi nghĩ 3 điểm đó tạm đủ để các bạn thấy qua cái khác nhau trong nghệ thuật ẩm thực giữa người Trung Quốc và người Việt”.
Các nhà báo đều thích thú và đăng lên các báo câu trả lời của tôi.
Mấy ngày sau, một PV trở lại hiệu ăn tìm tôi và nói : “Ông Tổng biên tập của tôi bảo tôi tìm ông hỏi thêm vài câu, vì hôm trước, ông có nói còn những điểm khác nhau mà ông mới chỉ đưa ra 3 điểm. Vậy ông có thể cho chúng tôi biết còn điểm nào khác nhau nữa chăng?”.
“Hôm nay, tôi có thể nói thêm về 3 điểm khác. Trong cách nấu ăn thì có 3 món chính, ngoài các thứ gia vị. Đó là thịt, cá và rau.
1/ Thịt thì người Trung Quốc và Việt Nam đều có thịt quay, thịt nướng, thịt kho, thịt hầm, thịt chà bông, thịt dồn lạp xưởng
Nhưng người Việt Nam còn dùng thịt sống, ướp muối, tỏi, thính, gói bằng lá vông để làm nem chua mà người Trung Quốc không có.
2/ Cá thì người Trung Quốc và người Việt Nam đều có các loại : cá chiên, cá hấp, cá kho, cá chưng, cá nấu canh, cá nướng trui, cá phơi khô v.v… nhưng cá làm mắm như người Việt Nam thì người Trung Quốc không có.
http://i2.wp.com/a9.vietbao.vn/images/vi955/2013/1/55518637-1359170715-mam-ca-Chau-Doc.jpg
Mắm là một thức ăn đặc biệt của vùng Đông Nam Á. Người Thái, người Khmer, người Phi Luật Tân đều có mắm. Nhưng mắm làm với đủ loại cá như cá lóc, cá sặc, cá cơm và các loại tép, tôm thì Việt Nam mới có. Các loại mắm : mắm Thái, mắm ruốc, mắm nêm, mắm hếch v.v… Người Việt có thể được coi là có nhiều sáng tạo trong cách chế biến các thứ cá thành mắm. Khi ra nước ngoài cũng có cách chế biến với các loại cá khác. Vợ một người bạn của tôi đã có cách “bỏ mắm” bằng cá mulet bên Pháp, ăn giống như mắm cá lóc Việt Nam.
3/ Rau thì người Trung Quốc và Việt Nam đều ăn rau luộc, rau xào, rau làm dưa. Người Việt thích ăn rau sống.
http://i0.wp.com/files.myopera.com/Anh-Em/albums/522085/rau%20song%201.jpg
Có rất nhiều loại rau sống, rau răm, húng cây, húng lủi, rau dấp cá, tía tô, các loại ngò, hành lá, rau om v.v… Các thứ rau đó cũng là những vị thuốc.
Đó là 3 điểm khác nhau giữa cách dùng thịt, cá, rau để làm bếp giữa người Trung Quốc và người Việt Nam.
Ngoài ra, người Trung Quốc khi nấu dùng lửa lớn, người Việt Nam thường nấu lửa riu riu.
* Người Việt Nam có cách ăn chi đặc biệt không?
Người Việt có 3 cách ăn :
 Ăn toàn diện :Tức là ăn bằng ngũ quan. Trước hết, ăn bằng con mắt : thức ăn được trình bày cho đẹp mắt, có nhiều màu sắc, hình thức hấp dẫn. Rồi đến ăn bằng mũi : có mùi thơm bốc lên từ thức ăn, từ nước chấm là nước mắm, từ những loại rau thơm, rau mùi hoặc nước cà cuống. Sau đó, răng chạm vào thức ăn mềm như bún, dai như thịt luộc, giòn như giá, như sứa, như cải. Có khi nhai những món giòn như đậu phộng, tai nghe tiếng lốc cốc. Không nghe từ bên trong như khi nhai đậu phộng hay bánh phồng tôm, mà còn nghe được âm thanh từ việc bẻ bánh tráng nướng “rôm rốp”. Sau khi thấy, ngửi, nhai, nghe, mới bắt đầu nếm và thưởng thức bằng lưỡi mùi vị của món ăn, như thế là ăn toàn diện.
 Ăn khoa học :Theo sự nghiên cứu của nhiều vị trong Đông y và đặc biệt của các chuyên gia Nhật Bản, có thể nói một cách tổng quát, món ăn mặn thuộc về dương, món ăn ngọt và chua thuộc về âm. Vì vậy, khi pha nước mắm (mặn = dương) thì có giấm (chua = âm) và đường (ngọt = âm). Như vậy là âm – dương cân bằng. Khi kho thịt kho cá có nước mắm, lại có thêm chút đường. Khi ăn món chi ngọt thì pha chút muối (dưa hấu ngọt thì thoa chút muối, xoài tượng chua thì chấm nước mắm v.v… ).
Ngoài âm – dương còn hàn nhiệt. Cá trê, cua đinh hay thịt vịt luộc thuộc về hàn nên ăn với nước chấm có pha gừng (nhiệt). Ăn mà nghĩ đến việc tìm quân bình giữa âm và dương, hàn và nhiệt là ăn khoa học.
 Ăn dân chủ :Các thức ăn dọn cả thảy lên bàn, thích món nào ăn món nấy, ăn ít – nhiều tùy khẩu vị và sức ăn của mình, không bị ép ăn những món mình không thích. Như vậy là ăn dân chủ. Đó là 3 nét chính. Ngoài ra còn có cách ăn bì cuốn, nem cuốn, ngày xưa chấm chung một chén nước mắm.
Cách ăn lễ phép, ăn coi nồi, ngồi coi hướng. Không ăn nhiều khi nồi cơm chủ nhà đã lưng”.
* Còn nghệ thuật nấu bếp của Việt Nam có theo nguyên tắc nào không?
Không có nguyên tắc nêu rõ. Thầy dạy nấu bếp chỉ dạy cho học trò nấu cho ngon, trình bày cho khéo. Nhưng xét kỹ thì có 3 nguyên tắc chính :
Thứ nhất, người ăn thích “ăn toàn diện” thì nghệ thuật nấu bếp là làm vừa lòng người ăn. Vì vậy cũng phải nấu ăn cho vừa năm giác quan. Món ăn được trình bày cho đẹp mắt, tô canh, dĩa cá, dĩa rau đều có nhiều sắc màu cho vui mắt, cơm trắng, hột gà vàng, rau xanh, ớt đỏ, tiêu đen, kho thịt, kho cá, nước thịt, nước cá có màu chuỗi hổ. Nước canh phải trong chớ không đục. Món ăn phải có mùi thơm của thức ăn được xào nấu chớ không phải mùi tự nhiên. Vì vậy, kho thịt bò, thịt heo, kho cá cần hớt bọt cẩn thận cho nước trong mà không có mùi bò, mùi heo, mùi cá. Canh chua phải có mùi rau om, thịt bò kho hay nước phở có mùi hồi, bún thang có mùi cà cuống v.v…
Món ăn đặc biệt thường có trộn những món mềm, món dai, món giòn.
Nhiều món phải ăn với bánh phồng tôm, bánh tráng nướng, rắc đậu phộng rang, để chẳng những nhai thấy giòn, mà lỗ tai còn nghe tiếng rôm rốp, thích thú cho thính giác. Và lẽ tất nhiên, vị món ăn phải được nêm nếm cho vừa ăn, không quá mặn, quá ngọt, quá chua. Dầu cho là nấu canh chua, chớ chất chua phải vừa với vị mặn, vị ngọt, quá chua là mất ngon.
Nguyên tắc thứ nhì là nấu ăn không đơn vị, mà là đa vị. Không có món ăn nào đơn thuần một vị. Chấtmặn pha với chất ngọt, chất chua, pha trộn nhuần nhuyễn. Những món cuốn bánh tráng như nem nướng, cá nướng, thịt bò, ngoài giá giòn, rau xà lách, rau thơm còn có ớt cay, chuối chát, khế chua, chấm nước mắm pha giấm, đường, tỏi, ớt hay mắm nêm cũng pha chút đường hay tương ngọt trộn với nếp xay hay hột điều xay. Như vậy, một cuốn nem nướng, cá nướng hay thịt nướng đem đến cho người ăn 5, 6 vị khác nhau, mà tất cả đều hài hòa, không vị nào lấn vị nào.
Nguyên tắc thứ ba là nấu ăn theo luật âm – dương cân bằng, hàn – nhiệt điều hòa. Không bao giờ để cho dương thiếu âm, âm thiếu dương. Khi mặn thì thêm ngọt, thêm chua cho vừa miệng, mà cũng tạo nên một sự quân bình giữa âm – dương, mà quân bình giữa âm – dương thường gặp trong Đông y, trong châm cứu, trong khí công, trong âm nhạc…
* Thưa giáo sư, ông có học trường nấu bếp nào chăng? Và học ở đâu?
– Ở Việt Nam có nhiều nơi dạy nấu bếp nhưng không có dạy theo những nguyên tắc nói trên. Tôi cũng không phải là một người đầu bếp chuyên nghiệp.
Tôi chỉ là một nhạc sĩ truyền thống, một nhà nghiên cứu dân tộc nhạc học. Nhưng vì “méo mó nghề nghiệp”, nhìn mỗi vật, mỗi sự kiện thường hay phân tích, đối chiếu, tổng hợp rút ra những nguyên tắc, nguyên lý hay định luật sau khi nhận xét và suy tư. Nhưng tôi đã trình bày cách nhận xét ấy cho những người chuyên về nghệ thuật nấu bếp thì được các vị ấy cho là đúng.
Câu chuyện giữa nhà báo bên phương Tây với tôi như thế. Bạn đọc quen biết tôi có lẽ ngạc nhiên khi thấy tôi không nói về chuyện nghiên cứu hay diễn tấu nhạc, mà lại nói về chuyện ăn. Thưa các bạn, người Trung Quốc thường nói : “Dĩ thực vi thiên” (có người nói Dĩ thực vi tiên), coi chuyện ăn uống cao qúy như trời. Chúng ta có câu : “Có thực mới vực được đạo”, mà người Pháp cũng có câu : “Ventre affamé n’a pas d’oreilles”, ý nói : Bụng đói thì lỗ tai không còn biết nghe nữa.
Thế là việc ăn uống trở nên quan trọng.
http://i1.wp.com/www.mekongtraveltours.com/wp-content/uploads/2012/09/CanTho-floating-market-Mekong-delta-Vietnam.jpg?resize=680%2C453
Đứa trẻ mới lớn lên phải học “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, rồi đến “Ăn phải coi nồi, ngồi phải coi hướng”. Người Việt Nam thường thường để chữ “ăn” trước nhiều động từ khác như ăn mặc, ăn nói, ăn nhậu, ăn chơi, ăn thua, ăn quà, ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp, ăn mày, ăn xin, ăn gian, ăn hại, ăn chịu, ăn vạ… Dạy chuyện đời cũng có nghĩ đến việc ăn uống như :
– Liệu cơm gắp mắm/ Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
– Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
– Uống nước nhớ người đào giếng
– Ăn chưa no, lo chưa tới
– No mất ngon, giận mất khôn
– Ăn thua đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau…
Trong lĩnh vực âm nhạc cũng thường cho cảm giác “nghe” thành cảm giác nếm như khen tiếng đờn của một danh cầm rất “ngọt”, chê giọng ca của một ca sĩ rất “chua”, rất “chát”. Cảm giác “thấy” cũng như cảm giác về việc đối xử cũng thành cảm giác “nếm” như nước da của một cô gái rất “mặn mòi”, cách đối xử tiếp khách của một người quá “lạt lẽo”, và mấy ai tránh khỏi cái “cay đắng” mùi đời.
Nước Việt Nam từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau có nhiều thức ăn, có nhiều cách nấu, mỗi vùng Bắc – Trung – Nam đều có những món ăn đặc biệt. Ngày trước, tôi vẫn nhớ có chả cá Lã Vọng, những loại nước chấm miền Trung, nem chua Thủ Đức và ngày nay, đất nước thống nhất, việc đi lại dễ dàng, người Việt gặp nhiều dân tộc khác nhau, nhưng cách ăn uống, nấu nướng vẫn còn giữ sắc thái dân tộc và nhiều du khách đến Việt Nam trong thời gian ngắn cũng như những người nước ngoài có dịp gần người Việt, sống tại nước Việt lâu năm cũng nhìn nhận rằng người Việt Nam có cách nấu ăn độc đáo, dễ làm vừa khẩu vị những người khó tính trong việc ăn uống.
Trần Văn Khê

Ra mắt sách Trần Văn Khê – Tâm và Nghiệp, 26.06.2016,Địa điểm: sân khấu Đẹp Cafe, Đường sách Tp. Hồ Chí Minh Đ.Nguyễn Văn Bình, Q.1, Tp.HCM

Ra mắt sách Trần Văn Khê – Tâm và Nghiệp

 

Nhân ngày giỗ đầu của giáo sư Trần Văn Khê, Công ty cổ phần sách Thái Hà đã liên kết với Nhà xuất bản Lao động cho ra mắt ấn phẩm “Trần Văn Khê – Tâm và Nghiệp”.

Cuốn sách là tập hợp những bài viết, chia sẻ về giáo sư qua hồi ức của thân hữu, học trò của ông. Mỗi bài viết trong tập sách là một nén nhang lòng để tưởng nhớ và tri ân cây đại thụ của làng âm nhạc Việt Nam, người đã làm tròn nhiệm vụ phụng sự âm nhạc dân tộc cho đến hơi thở cuối cùng.

Một trong những đóng góp không nhỏ của GS-TS Trần Văn Khê đối với nền văn hóa nghệ thuật nước nhà là đã mang văn hóa – nghệ thuật Việt Nam đến với năm châu, để từ đó họ yêu hơn, cảm mến hơn và hiểu hơn một xứ sở Việt Nam, một tâm hồn và sức mạnh nội sinh của Việt Nam.


Cuốn sách « Trần Văn Khê – Tâm và Nghiệp » sẽ được giới thiệu tới độc giả
cả nước trong tháng 6.

Hơn nửa thế kỷ lập thân nơi đất khách quê người, giáo sư Trần Văn Khê tự đặt cho mình một nhiệm vụ là ra sức sưu tầm, nghiên cứu những gì liên quan đến âm nhạc truyền thống Việt Nam qua bề dày của lịch sử và chiều sâu của nghệ thuật.

Khi tích lũy đủ “vốn liếng”, giáo sư Trần Văn Khê đến nhiều nơi trên thế giới, đem tiếng nhạc lời ca của dân tộc giới thiệu với bè bạn năm châu “sự đa dạng, phong phú và đặc sắc của âm nhạc truyền thống Việt Nam” như ông vẫn luôn khẳng định. Hành trang ông mang theo trong các chuyến đi không chỉ là những kiến thức uyên thâm chia sẻ trên các giảng đường đại học, mà còn là những bài thuyết trình sâu sắc trong các hội nghị quốc tế với cương vị một nhà văn hóa châu Á, đặc biệt ông không bỏ qua một cơ hội nào để nhạc truyền thống Việt Nam được góp mặt trên các diễn đàn.

Công ty cổ phần sách Thái Hà sẽ tổ chức chương trình giao lưu ra mắt sách “Trần Văn Khê – Tâm và Nghiệp” vào lúc 9h00, Chủ nhật ngày 26/06/2016 tại sân khấu Đẹp Café, Đường sách Tp.HCM, Đ.Nguyễn Văn Bình, Q.1, Tp.HCM

Thời gian: 9h00, Chủ nhật, ngày 26/06/2016

Địa điểm: sân khấu Đẹp Cafe, Đường sách Tp. Hồ Chí Minh

Đ.Nguyễn Văn Bình, Q.1, Tp.HCM

Thông tin chương trình: Hà Nga: 0166 7574 074

ShareThishttps://www.facebook.com/plugins/like.php?href=http%3A%2F%2Fhoinhacsi.org%2F%3Fq%3Dtaxonomy%2Fterm%2F1%2F3848&layout=button_count&show_faces=true&width=100&font=arial&height=50&action=like&colorscheme=light&locale=en_US&send=false

KHÔNG KHÍ RẤT HOAN HỶ VÀ ẤM ÁP KHI TƯỞNG NHỚ GS-TS TRẦN VĂN KHÊ 21/06/2016

KHÔNG KHÍ RẤT HOAN HỶ VÀ ẤM ÁP KHI TƯỞNG NHỚ GS-TS TRẦN VĂN KHÊ 21/06/2016

Nhận được điện thoại từ Hà Nội gọi vào, tin nhắn từ Cần Thơ, Bến Tre, Mỹ Tho, và đương nhiên có cả Sài Gòn…mọi người đều có ý chung là cùng làm chương trình lễ tưởng niệm GS-TS Trần Văn Khê nhân ngày Giỗ đầu của Thầy. BTC chúng tôi vui mừng khôn xiết, nhất là có sự góp mặt của GS-TS Trần Quang Hải từ Pháp về, TS. Nguyễn Nhã, chị Phạm Thị Huệ từ Hà Nội bay vào, cô nghệ sỹ Hà Mỹ Xuân, nghệ sỹ Xuân Lan, nghệ sỹ Tú Sương…và đội « cây nhà lá vườn » của CLB nghiên cứu-vinh danh văn hóa Nam Bộ cùng các đội nhóm đàn ca tài tử khác đồng tham dự. Ôi…ở nơi nào đó chắc Thầy sẽ vui lắm, chúng con sẽ cố gắng hết mình…Thầy bình yên nhé Thầy.

P/S: Chú Hải và cô Bạch Yến kính mến, đây là bức ảnh rất quý và vé tham dự chương trình ca nhạc Liveshow sau cùng trong đời mà Cô dâu mến yêu của Thầy (Nữ danh ca Bạch Yến) đã xây dựng một đêm diễn hay nhất có mặt của GS-TS Trần Văn Khê tại Phòng trà We (Sài Gòn) tạo nhiều ấn tượng đẹp nhất. Nhớ mãi…nhớ mãi…

Solomonvietnam
Lúc 21:50 ngày 02/06/2016 Sài Gòn.

Photo de Nam Nhut Ho.
Photo de Nam Nhut Ho.
Photo de Nam Nhut Ho.
Photo de Nam Nhut Ho.
Tran Quang Hai
Tran Quang HaiĐây là hình chụp hai cha con xem chương trình Sol vàng Bach Yen liveshow ngay 13 tháng 12, 2014 mà cũng là tấm hình chót hai cha con chụp chung với nhau ở Saigon .

tran van khe & tran quang hai 13 tháng 12 2014, chương trình Sol Vàng Bach Yen Live show.jpg
Bach Yen (2)
Trần Văn Khê & Bạch Yến , tháng giêng 2015 tại Saigon .

THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH LỄ GIỖ KỶ NIỆM GS-TS TRẦN VĂN KHÊ

index

THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH LỄ GIỖ KỶ NIỆM GS-TS TRẦN VĂN KHÊ

Thứ ba – 26/04/2016 20:26

THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH LỄ GIỖ KỶ NIỆM GS-TS TRẦN VĂN KHÊTHÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH LỄ GIỖ KỶ NIỆM GS-TS TRẦN VĂN KHÊ

(CLVN.VN) – Kính thưa quý Thầy Cô cùng tất cả quý vị tri âm, Sau một thời gian thống nhất ý kiến với Đại diện gia đình và BTC, chúng tôi xin trân trọng thông báo nội dung chương trình LỄ GIỖ KỶ NIỆM 1 NĂM NGÀY MẤT CỦA CỐ GS-TS TRẦN VĂN KHÊ như sau:

1/ MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA :

– Tôn vinh tấm lòng cao quý của một bậc Thầy về văn hóa, âm nhạc và nghệ thuật GS-TS Trần Văn Khê cả một đời tận tuỵ nghiên cứu và phụng sự cho dân tộc Việt Nam cùng bạn bè thế giới.
– Làm sáng tỏ những giá trị văn hóa của Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung.
– Tạo dựng tình đoàn kết, thân hữu của tất cả quý vị gần xa có chung tình yêu nghệ thuật và văn hóa cổ truyền.
2/ NỘI DUNG TỔ CHỨC :
a/ Địa điểm: tại tư gia Ông NGUYỄN TRI TRIẾT (thuộc gia tộc họ ngoại của cố GS-TS Trần Văn Khê), nơi Gs.Khê được sinh ra và lớn lên, cũng là nơi nội tổ của GS.Khê là Thầy Năm Diệm (Trần Quang Diệm), thân phụ là Thầy Bảy Triều, cô ba Trần Ngọc Viện…đã từng đóng góp trong sáng tác và phát triển nghệ thuật đờn ca tài tử và cải lương Nam Bộ một thời.

b/ Thời gian: từ 18:00 ngày 21/06/2016 đến 13:00 ngày 22/06/2016
NGÀY 1: 21/06/2016 (Nhằm ngày THỨ 3).
Từ 18:30 sẽ diễn ra chương trình văn nghệ tổng hợp bao gồm Hát ru, đờn ca tài tử cải lương, hát bội, ca diễn cải lương, ca trù…để tưởng nhớ GS.Khê. Gs. Trần Quang Hải (con trưởng nam của GS-TS Trần Văn Khê) sẽ có bài phát biểu và đàn muỗng giao lưu.

NGÀY 2: 22/06/2016 (Nhằm ngày THỨ 4).
Từ 10:00 sẽ diễn ra nghi thức cúng kính cầu siêu cho GS-TS Trần Văn Khê và thân hữu cùng các môn sinh sẽ làm lễ dâng trà-rượu phụng cúng tri ân.
Từ 11:30 nhập tiệc
13:00 Đại diện gia đình Ông NGUYỄN TRI TRIẾT sẽ có lời cảm tạ và kết thúc buổi lễ.
3/ TỔ CHỨC XE CỘ ĐƯA ĐÓN TỪ SÀI GÒN :
a/ XE 45 chỗ và Hướng dẫn viên sẽ đón quý khách tại Trạm xăng PHẠM HỒNG THÁI gần bên khách sạn NEW WORLD lúc 14:00 ngày 21/06/2016. Quý khách sẽ được tham dự chương trình văn nghệ, được lo ăn uống và chỗ nghỉ lại qua đêm. Sau khi kết thúc buổi tiệc của ngày hôm sau sẽ được đưa về lại điểm đón ban đầu.

b/ XE 45 chỗ và Hướng dẫn viên sẽ đón quý khách tại Trạm xăng PHẠM HỒNG THÁI gần bên khách sạn NEW WORLD lúc 07:00 ngày 22/06/2016. Quý khách sẽ cùng gia đình, thân hữu và các môn sinh tham dự lễ cúng tưởng niệm Gs.Khê. Sau khi dự tiệc sẽ được đưa về lại điểm đón ban đầu.
4/ HÌNH THỨC ĐĂNG KÝ THAM DỰ:
– Liên lạc vào Inbox FB Solomonvietnam (Nam Nhut Ho) từ nay đến hết ngày 10/06/2016. Xin vui lòng cho biết là đăng ký ngày 21 hay 22, số lượng người tham dự.
– Nếu vì lý do nào đó mà không đi được thì xin vui lòng thông báo trước ngày 10/06/2016 để BTC tiện sắp xếp cho những người khác.
5/ CHUẨN BỊ:
– Quý khách nào ở qua đêm thì vui lòng tự chuẩn bị kem và bàn chải răng, khăn tắm, thuốc men cá nhân.
– Nếu quý vị nào muốn đăng ký tham gia giao lưu văn nghệ, xin vui lòng cho biết tên tác phẩm, tác giả và thời lượng để BTC tiện sắp xếp.
Xin chân thành cảm ơn tất cả quý vị và xin kính chúc quý vị luôn dồi dào sức khỏe, vạn sự an khương thường lạc.
Trân trọng kính báo,
Solomonvietnam
Lúc 15:00 ngày 26/04/2016

Theo: Solomonvietnam

Nguồn tin: Facebook