Archives pour la catégorie BÀI VIẾT VỀ TRẦN VĂN KHÊ

CHÂU GIANG :Danh ca Bạch Yến về nước bàn giao nhà giáo sư Trần Văn Khê

Đẹp 14/08/2015 21:09 GMT+7

Chiều 14/8, ca sĩ Bạch Yến đại diện gia đình thực hiện công tác bàn giao căn nhà số 32, đường Huỳnh Đình Hai, quận Bình Thạnh, Tp.HCM cho Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch Tp.HCM. Đây là căn nhà giáo sư Trần Văn Khê đã gắn bó đến giây phút cuối cùng, từ khi trở về từ nước ngoài.

Chiều 14/8, ca sĩ Bạch Yến đại diện gia đình thực hiện công tác bàn giao căn nhà số 32, đường Huỳnh Đình Hai, quận Bình Thạnh, Tp.HCM cho Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch Tp.HCM. Đây là căn nhà giáo sư Trần Văn Khê đã gắn bó đến giây phút cuối cùng, từ khi trở về từ nước ngoài.

Căn nhà nơi giáo sư Trần Văn Khê gắn bó những năm cuối đời được gia đình ông trao lại cho Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch Tp.HCM quản lý và lên kế hoạch chuyển đổi thành Nhà lưu niệm Trần Văn Khê theo di nguyện của giáo sư.

Căn biệt thự rộng 500 m2 là nơi ở, làm việc và lưu trữ những tài liệu nghiên cứu cả cuộc đời của giáo sư Trần Văn Khê

Công tác bàn giao được ấn định ngay sau lễ chung thất (49 ngày) của giáo sư với mong muốn di nguyện của ông sớm được thực hiện. Trước đó, suốt 9 năm qua, căn nhà này là địa chỉ văn hóa quen thuộc của những người yêu mến âm nhạc dân tộc đến từ mọi miền đất nước và du khách nước ngoài.

Con dâu trưởng của giáo sư Trần Văn Khê, nữ danh ca Bạch Yến

Chiều 14/8, đại diện Trung tâm Bảo tồn và Phát huy Giá trị Văn hóa Tp.HCM đã có mặt để nhận bàn giao căn nhà với đại diện gia đình, con dâu trưởng của giáo sư Trần Văn Khê – danh ca Bạch Yến, cùng một số học sinh thân cận của giáo sư. Hai con trai Trần Quang Hải và Trần Quang Minh đều không có mặt. Ca sĩ Bạch Yến chia sẻ, đại diện của đơn vị nhận bàn giao sẽ kiểm kê các vật dụng và căn nhà theo đúng hiện trạng. Các đồ cá nhân và tro cốt của cố giáo sư đã được chuyển về gia đình con trai thứ từ trước đó. Bên cạnh đó, phòng thư viện nơi lưu giữ toàn bộ tài liệu của giáo sư Trần Văn Khê đã được cơ quan chức trách tiếp nhận và niêm phong từ trước ngày giáo sư ra đi. Trong số đó có hơn 200 cuốn sổ ghi chép hành trình (du ký) được xem là tài liệu vô cùng quý giá của giáo sư đang được chị Xuân Mai, nguyên cán bộ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia tự tay tiến hành lưu trữ số hóa và bảo quản.

Danh ca Bạch Yến cho biết, cô sẽ lưu lại Việt Nam thêm hai tuần để hoàn tất công việc bàn giao và chắc chắn việc căn nhà có được trở thành Nhà lưu niệm Trần Văn Khê như nguyện vọng lúc sinh thời của ba chồng hay không. Bên cạnh đó, danh ca Bạch Yến cũng tiến hành các thủ tục cần thiết để sớm thành lập Quỹ Trần Văn Khê bằng số tiền phúng điếu ban đầu (hơn 700 triệu đồng). Gia đình giáo sư mong muốn, quỹ có thể thực hiện những hoạt động đầu tiên trong dịp kỷ niệm một năm ngày mất của giáo sư, tức ngày 24/6/2016.

Căn phòng làm việc đơn sơ và cũng là chốn nghỉ ngơi của giáo sư Trần Văn Khê lúc sinh thời

Khoảng sân nhỏ trước phòng làm việc được che mát bởi vườn cây

Phòng khách là khoảng không gian rộng nhất trong căn biệt thự, dùng làm nơi tiếp khách, gặp gỡ và sinh hoạt văn hóa của những người yêu nhạc dân tộc đến từ khắp mọi miền

Toàn bộ lầu một căn nhà dùng làm nơi lưu trữ tài liệu và kỷ vật của giáo sư. Thư viện này được Bảo tàng Thành phố tiếp nhận và có các biện pháp lưu trữ cần thiết. Khi phóng viên đến, đồng thời đang là giờ làm việc của chuyên viên lưu trữ của bảo tàng.

Toàn bộ tư liệu nghiêu cứu, sách báo, kỷ vật của giáo sư được đặt tại nơi này

Hơn 200 cuốn nhật ký hành trình giáo sư ghi lại trong suốt 60 năm làm việc miệt mài đang được thực hiện lưu trữ số hóa và bảo quản ngay tại thư viện này

Công việc lưu trữ, bảo quản tài liệu được Bảo tàng Thành phố tiến hành vào khoảnh thời gian tình trạng sức khỏe của giáo sư chuyển nặng

Bài, ảnh: Châu Giang

http://www.baomoi.com/danh-ca-bach-yen-ve-nuoc-ban-giao-nha-giao-su-tran-van-khe/c/17274965.epi

Hình kỷ niệm với Thanh Hiệp & Thúy Hoan ,vào dịp 35 năm TIẾNG HÁT QUÊ HƯƠNG , 26.06.16

thanh hiep tqh thuy hoan 26.06.16 THQH

Gặp lại GS Trần Quang Hải tại chương trình Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập CLB Tiếng Hát Quê Hương. Anh đến xem và ngồi ở hàng ghế danh dự, nơi mà Thầy Khê đã từng ngồi dự khán những buổi trình diễn của Tiếng hát Quê Hương. Nhìn từ phía sau lên với vóc dáng thân quen, cứ ngỡ như Thầy vẫn đang hiện diện trong khán phòng Hội trường A Cung VHLĐ TP. Nhớ biết bao những lần được nghe Thầy Khê nói về âm nhạc dân tộc trong khuôn khổ những buổi trình diễn của Tiếng hát Quê Hương. Thầy vẫn hiện diện mãi trong lòng những khán giả đã yêu mến chiếc nôi âm nhạc dân tộc này. Các thế hệ nghệ sĩ, nhạc công, ca sĩ và các học viên của Tiếng hát Quê Hương vẫn luôn nhớ về người Thầy đáng kính.

THANH HIỆP

photo by Thanh Hiệp

Nouveau site TRAN VAN KHE : PASSEUR DE MUSIQUES

http://www.tranvankhe-lefilm.com/

Le nouveau site sur TRAN VAN KHE

Bande Annonce du film de Thuy Tien HO

« TRAN VAN KHE , passeur de musiques

cropped-TVKpageAccueil1140

le 24 juin 2015 disparaissait le professeur Tran Van Khê.

Musicien , chercheur, professeur d’ethnomusicologie, il a contribué à faire rayonner la musique vietnamienne
dans le monde et joué un rôle fondamental dans sa préservation et sa transmission .

Il fut un artisan infatigable pour la reconnaissance du patrimoine musical traditionnel vietnamien par l’UNESCO.
Il fut aussi un spécialiste des musiques traditionnelles de Chine, du Japon, d’Iran  et d’Inde.

Site conçu par Thuy Tien HO

Ra mắt sách Trần Văn Khê – Tâm và Nghiệp, 26.06.2016,Địa điểm: sân khấu Đẹp Cafe, Đường sách Tp. Hồ Chí Minh Đ.Nguyễn Văn Bình, Q.1, Tp.HCM

Ra mắt sách Trần Văn Khê – Tâm và Nghiệp

 

Nhân ngày giỗ đầu của giáo sư Trần Văn Khê, Công ty cổ phần sách Thái Hà đã liên kết với Nhà xuất bản Lao động cho ra mắt ấn phẩm “Trần Văn Khê – Tâm và Nghiệp”.

Cuốn sách là tập hợp những bài viết, chia sẻ về giáo sư qua hồi ức của thân hữu, học trò của ông. Mỗi bài viết trong tập sách là một nén nhang lòng để tưởng nhớ và tri ân cây đại thụ của làng âm nhạc Việt Nam, người đã làm tròn nhiệm vụ phụng sự âm nhạc dân tộc cho đến hơi thở cuối cùng.

Một trong những đóng góp không nhỏ của GS-TS Trần Văn Khê đối với nền văn hóa nghệ thuật nước nhà là đã mang văn hóa – nghệ thuật Việt Nam đến với năm châu, để từ đó họ yêu hơn, cảm mến hơn và hiểu hơn một xứ sở Việt Nam, một tâm hồn và sức mạnh nội sinh của Việt Nam.


Cuốn sách « Trần Văn Khê – Tâm và Nghiệp » sẽ được giới thiệu tới độc giả
cả nước trong tháng 6.

Hơn nửa thế kỷ lập thân nơi đất khách quê người, giáo sư Trần Văn Khê tự đặt cho mình một nhiệm vụ là ra sức sưu tầm, nghiên cứu những gì liên quan đến âm nhạc truyền thống Việt Nam qua bề dày của lịch sử và chiều sâu của nghệ thuật.

Khi tích lũy đủ “vốn liếng”, giáo sư Trần Văn Khê đến nhiều nơi trên thế giới, đem tiếng nhạc lời ca của dân tộc giới thiệu với bè bạn năm châu “sự đa dạng, phong phú và đặc sắc của âm nhạc truyền thống Việt Nam” như ông vẫn luôn khẳng định. Hành trang ông mang theo trong các chuyến đi không chỉ là những kiến thức uyên thâm chia sẻ trên các giảng đường đại học, mà còn là những bài thuyết trình sâu sắc trong các hội nghị quốc tế với cương vị một nhà văn hóa châu Á, đặc biệt ông không bỏ qua một cơ hội nào để nhạc truyền thống Việt Nam được góp mặt trên các diễn đàn.

Công ty cổ phần sách Thái Hà sẽ tổ chức chương trình giao lưu ra mắt sách “Trần Văn Khê – Tâm và Nghiệp” vào lúc 9h00, Chủ nhật ngày 26/06/2016 tại sân khấu Đẹp Café, Đường sách Tp.HCM, Đ.Nguyễn Văn Bình, Q.1, Tp.HCM

Thời gian: 9h00, Chủ nhật, ngày 26/06/2016

Địa điểm: sân khấu Đẹp Cafe, Đường sách Tp. Hồ Chí Minh

Đ.Nguyễn Văn Bình, Q.1, Tp.HCM

Thông tin chương trình: Hà Nga: 0166 7574 074

ShareThishttps://www.facebook.com/plugins/like.php?href=http%3A%2F%2Fhoinhacsi.org%2F%3Fq%3Dtaxonomy%2Fterm%2F1%2F3848&layout=button_count&show_faces=true&width=100&font=arial&height=50&action=like&colorscheme=light&locale=en_US&send=false

WIKIPEDIA : tiểu sử GS TRẦN VĂN KHÊ

Trần Văn Khê

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trần Văn Khê
Trần Văn Khê.jpg

Giáo sư Trần Văn Khê năm 2013
Sinh Trần Quang Khê
24 tháng 7, 1921
làng Đông Hòa, tổng Thuận Bình, tỉnh Mỹ Tho, Nam Kỳ (nay là huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam)
Mất 24 tháng 6, 2015 (93 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nơi an nghỉ Nghĩa trang Bình Dương (Chánh Phú Hòa, Bến Cát)
(hỏa táng)[1]
Nơi cư trú Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Quốc gia Việt Nam
Dân tộc Kinh
Quốc tịch Việt Nam
Học vị Giáo sư Tiến sĩ
Công việc Nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc dân tộc
Năm hoạt động 19422015
Quê quán Việt Nam
Tôn giáo Phật
Người phối ngẫu Nguyễn Thị Sương
Con cái Trần Quang Hải
Cha mẹ Trần Quang Chiêu (cha)
Nguyễn Thị Dành (mẹ)
Người thân Nguyễn Tri Phương (ông cố)
Nguyễn Tri Khương (cậu)
Trần Ngọc Viện (cô)
Giải thưởng Giải thưởng

Trần Văn Khê (24 tháng 7, 1921 – 24 tháng 6, năm 2015) là một nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền nổi tiếng ở Việt Nam. Ông là tiến sĩ ngành âm nhạc học người Việt Nam đầu tiên tại Pháp và từng là giáo sư tại Đại học Sorbonne, Pháp, thành viên danh dự Hội đồng Âm nhạc Quốc tế, UNESCO. Ông là người có bề dày trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, có công trong quảng bá âm nhạc Việt Nam nói riêng, văn hóa Việt Nam nói chung ra thế giới.[2]

Mục lục

Tiểu sử

Trần Văn Khê (tên khai sinh là Trần Quang Khê) sinh ngày 24 tháng 7 năm 1921 tại làng Đông Hòa, tổng Thuận Bình, tỉnh Mỹ Tho (nay là huyện Châu Thành, Tiền Giang) trong một gia đình có bốn đời làm nhạc sĩ, nên từ nhỏ ông đã làm quen với nhạc cổ truyền. Năm lên 6 tuổi ông đã được cô (Ba Viện) và cậu (Năm Khương) dạy đàn kìm, đàn cò, đàn tranh[3], biết đàn những bản dễ như « Lưu Thuỷ », « Bình Bán vắn », « Kim Tiền », « Long Hổ Hội ». Ông nội ông là Trần Quang Diệm (Năm Diệm), cha ông là Trần Quang Chiêu (Bảy Triều), cô là Trần Ngọc Viện (tức Ba Viện, người đã sáng lập gánh cải lương Đồng Nữ ban), đều là những nghệ nhân âm nhạc cổ truyền nổi tiếng. Cụ cố ngoại ông là tướng quân Nguyễn Tri Phương[4]. Ông ngoại ông là Nguyễn Tri Túc, cũng say mê âm nhạc, có ba người con đều theo nghiệp đờn ca[5]. Một trong số đó Nguyễn Tri Khương, thầy dạy nhạc và nhà soạn tuồng cải lương nổi tiếng. Riêng mẹ ông là Nguyễn Thị Dành (Tám Dành), sớm tham gia cách mạng, gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930 và bị thương rồi mất trong năm đó[6]. Cha ông vì thương nhớ vợ nên qua đời năm 1931. Ông có một người anh họ ngoại (con ông Nguyễn Tri Lạc) là nhạc sĩ Nguyễn Mỹ Ca[6].

Mồ côi từ rất sớm, mẹ mất năm 9 tuổi, cha mất năm 10 tuổi, nên ông cùng với hai em là Trần Văn Trạch (về sau là một ca sĩ nổi tiếng, có biệt danh Quái kiệt), Trần Ngọc Sương được cô Ba Viện nuôi nấng. Cô Ba Viện rất thương, cho anh em ông đi học võ, học đàn kìm.

Năm 10 tuổi, Trần Văn Khê đậu tiểu học, sang Tam Bình, Vĩnh Long nhờ người cô thứ năm nuôi. Đến đây Trần Văn Khê được học chữ Hán với nhà thơ Thượng Tân Thị. Trong kỳ sơ học năm 1934 tại Vĩnh Long được đậu sơ học có phần Hán Văn. Cả tỉnh chỉ có Trần Văn Khê và Nguyễn Trọng Danh được đậu bằng chữ Hán.

Năm 1934, ông vào trường Trung học Trương Vĩnh Ký, được cấp học bổng. Học rất giỏi, năm 1938 ông được phần thưởng là một chuyến du lịch từ Sài Gòn đến Hà Nội, ghé qua Phan Thiết, Đà Nẵng, Nha Trang, Huế. Nhờ đậu tú tài phần nhất năm 1940, thủ khoa phần nhì năm 1941, ông được đô đốc Jean Decoux thưởng cho đi viếng cả nước Campuchia xem Chùa Vàng, Chùa Bạc tại Nam Vang, viếng Đế Thiên Đế Thích. Khi về Việt Nam, nhờ thầy Phạm Thiều giới thiệu, ông được Đông Hồ tiếp đãi, dẫn đi chơi trong một tuần.

Thời gian này, ông cùng Lưu Hữu Phước, Võ Văn Quan lập dàn nhạc của trường, và dàn nhạc của học sinh trong câu lạc bộ học sinh mang tên là Scola Club của hội SAMIPIC. Ông là người chỉ huy hai dàn nhạc đó.

Năm 1942, Trần Văn Khê ra Hà Nội học y khoa. Tại đây, cùng với Huỳnh Văn Tiểng, Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Phan Huỳnh Tấng (nay đổi thành Phạm Hữu Tùng), Nguyễn Thành Nguyên, hoạt động trong khuôn khổ của Tổng hội Sinh viên. Do thể hiện một trình độ cảm nhạc xuất sắc, ông được cử làm nhạc trưởng của giàn nhạc trường, nhân giới thiệu những bài hát của Lưu Hữu Phước. Ông còn tham gia phong trào « Truyền bá quốc ngữ » trong ban của GS Hoàng Xuân Hãn, « Truyền bá vệ sinh » của các sinh viên trường Thuốc, và cùng các bạn Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng tổ chức những chuyến « đi Hội đền Hùng« , và đi viếng sông Bạch Đằng, Ải Chi Lăng, đền Hai Bà.

Năm 1943, ông cưới bà Nguyễn Thị Sương, và sau đó có nhiều sự kiện làm Trần Văn Khê phải xin thôi học để trở về miền Nam. Con trai ông là Trần Quang Hải, sinh năm 1944, sau này cũng là một nhà nghiên cứu âm nhạc dân tộc Việt Nam danh tiếng. Sau Cách Mạng Tháng Tám, ông tham gia kháng chiến một thời gian rồi về vùng Pháp kiểm soát cuối năm 1946.

Ông sang Pháp du học từ năm 1949. Hè năm 1951, ông thi đậu vào trường Chính trị Khoa giao dịch quốc tế. Cho đến năm 1958, ông theo học khoa nhạc học và chuẩn bị luận án tiến sĩ dưới sự chỉ đạo của các Giáo sư Jacques Chailley, Emile Gaspardone và André Schaeffner. Tháng 6 năm 1958, ông đậu Tiến sĩ Văn khoa (môn Nhạc học) của Đại học Sorbonne. Luận văn của ông có tên: “LaMusique vietnamienne traditionnelle” (Âm nhạc truyền thống Việt Nam).

Từ năm 1963, ông dạy trong Trung tâm Nghiên cứu nhạc Đông phương, dưới sự bảo trợ của Viện Nhạc học Paris (Institut de Musicologie de Paris). Ông là thành viên của Viện Khoa học Pháp, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm châu Âu về Khoa học, Văn chương và Nghệ thuật cũng như nhiều hội nghiên cứu âm nhạc quốc tế khác; là Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện quốc tế nghiên cứu âm nhạc bằng phương pháp đối chiếu của Đức (International Institute for Comparative Music Studies)[7].

Ông đã đi 67 nước trên khắp thế giới để nói chuyện, giảng dạy về âm nhạc dân tộc Việt Nam.

Sau 50 năm nghiên cứu và giảng dạy ở Pháp, năm 2006, ông chính thức trở về sinh sống và tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc dân tộc tại Việt Nam. Ông cũng là người đã hiến tặng cho Thành phố Hồ Chí Minh 420 kiện hiện vật quý, trong đó có nhiều loại nhạc cụ dân tộc và tài liệu âm nhạc.

Năm 2009, ông là một trong những trí thức nổi tiếng ký vào thư phản đối dự án Boxit ở Tây Nguyên[8].

Sau một thời gian bị bệnh, ông qua đời vào khoảng hai giờ sáng ngày 24 tháng 6 năm 2015 tại bệnh viện Nhân dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh.[2]

Thực hiện di nguyện

Mâu thuẫn về nơi đặt di cốt

Theo di nguyện của ông Trần Văn Khê trước khi mất, hài cốt sẽ được mang về Vĩnh Kim (Tiền Giang), bên cạnh mộ phần của cha mẹ ong và dòng tộc bao đời nay vẫn ở đó[9].

Tuy nhiên, ngày 26/12/2015, con thứ của ông là Trần Quang Minh đã di cốt của cố giáo sư từ nhà riêng của ông tại Thành phố Hồ Chí Minh tới an vị tại Linh Hoa Tuệ Đàn thuộc Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương. Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương tài trợ toàn bộ kinh phí xây dựng một không gian thờ phượng và tưởng niệm cố giáo sư Trần Văn Khê tại một vị trí trang trọng, bao gồm cả các bộ bàn ghế tiếp khách và trang thiết bị truyền hình, âm thanh, nơi trưng bày các hiện vật, tranh ảnh… để phục vụ cho những cuộc giao lưu, những nghiên cứu âm nhạc dân tộc của ông.[10] Đây là quyết định gây mâu thuẫn. Quyết định này được các con gái của ông Khê ủy nhiệm, nhưng lại không được con trưởng của ông là Trần Quang Hải tán thành[9].

Thành lập nhà lưu niệm

Di nguyện của ông Trần Văn Khê là sau khi ông mất, toàn bộ tiền phúng viếng sẽ để ra để thành lập Quỹ Trần Văn Khê và chuyển ngôi nhà 32 Huỳnh Đình Hai trở thành Trung Tâm Trần Văn Khê.

Tuy nhiên, ngày 1/1/2016, con trai trưởng Trần Quang Hải viết thư cho Ban tang lễ (ban được ông Khê ủy nhiệm cùng con trai trưởng để thực hiện di nguyện) xin từ bỏ ý định thực hiện di nguyện do một số lý do: Quỹ 700 triệu từ tiền phúng viếng không thể đủ để thành lập quỹ (theo quy định là 1 tỷ) và duy trì hoạt động sau này, ngôi nhà 32 Huỳnh Đình Hai thủ tục quá nhiêu khê và vẫn chưa được nhà nước cấp phép[11].

Gia đình

Ông Trần Văn Khê có người em trai là nhạc sĩ Trần Văn Trạch và em gái út là Trần Ngọc Sương. Nhạc sĩ Trần Văn Trạch là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng ở Sài gòn trước năm 1975. Trần Ngọc Sương sinh năm 1925, từng là ca sĩ lấy biệt hiệu là Ngọc Sương, sau đổi lại là Thủy Ngọc trong những năm 1948-50, và hiện sống tại Montreal, Canada.

Trần Văn Khê, Trần Văn TrạchLê Thương ở Sài Gòn năm 1949

Người vợ đầu của ông Trần Văn Khê là bà Nguyễn Thị Sương (1921-2014). Ông Trần Văn Khê có bốn người con với bà Sương: GS.TS. Trần Quang Hải hiện là nhà nghiên cứu nhạc dân tộc tại Paris, Trần Quang Minh, kiến trúc sư, hiện sống ở TP Hồ Chí Minh, Trần Thị Thủy Tiên hiện sống tại Paris, và Trần Thị Thủy Ngọc, nhạc sĩ đàn tranh và làm việc cho một ban nghiên cứu Đông Nam Á của trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học ở Paris[12].

Khi ông Khê sang Pháp học năm 1949, do hoàn cảnh, ông và bà Sương không còn sống với nhau nữa. Năm 1960, bà Sương và ông ly dị[13], tuy nhiên sau này vẫn coi nhau là bạn[14]. Sau đó ông có những người phụ nữ khác. Ông nói: « Đa tình thì có thể nhưng rất may là tôi không phải là người bạc tình và cũng chưa bao giờ cùng lúc có hai ba người. Chỉ có người này đi qua người khác đến. Cũng chưa có người phụ nữ nào oán trách tôi, khi chia tay chúng tôi đều giữ lại được tình bạn.« [15]. Mấy chục năm cuối đời ông sống một mình.

Khi ông Khê sang Pháp học năm 1949, người con gái út của ông Trần Thị Thủy Ngọc chưa ra đời. Sau này, năm 1961 Trần Quang Hải (trưởng nam) sang Pháp, tới năm 1969 đến lượt Thủy Ngọc (con gái út) sang Pháp ở với cha. Còn Trần Quang Minh và Thủy Tiên ở lại Việt Nam, sống với mẹ[13]. Trần Quang Hải kết hôn với ca sĩ Bạch Yến (ca sĩ) sống tại Paris. Trần Quang Minh có gia đình sống ở TP HCM.

Hội viên

Giáo sư Trần Văn Khê là thành viên của nhiều hội nghiên cứu âm nhạc trong nước Pháp, Mỹ, Trung Quốc và trên trường quốc tế:

  • Hội Nhà văn Pháp (Société des Gens de Lettres) (Pháp)
  • Hội Âm nhạc học (Société Française de Musicologie) (Pháp)
  • Hội Dân tộc Nhạc học Pháp (Société Française d’Ethnomusicologie) (Pháp)
  • Hội Âm nhạc học Quốc tế (Société Internationale de Musicologie)
  • Hội Dân tộc Nhạc học (Society for Ethnomusicology) (Mỹ)
  • Hội Nhạc học Á châu (Society for Asian Music) (Mỹ)
  • Hội Âm nhạc Á châu và Thái Bình Dương (Society for Asian and Pacific Music)
  • Hội Quốc tế Giáo dục Âm nhạc (International Society for Music Education)
  • Thành viên và chủ tịch hội đồng khoa học của Viện Quốc tế Nghiên cứu Âm nhạc với Phương pháp Đối chiếu (International Institute for Comparative Music Studies) (Đức)
  • Hội đồng Quốc tế Âm nhạc truyền thống (International Council for Traditional Music) nguyên phó chủ tịch (Mỹ)
  • Hội đồng Quốc tế Âm nhạc (International Music Council/UNESCO), nguyên uỷ viên ban chấp hành, nguyên phó chủ tịch, đương kim Chung sanh hội trưởng danh dự (Pháp)
  • Viện sĩ thông tấn, Hàn lâm viện Châu Âu, Khoa Học, Văn chương, Nghệ thuật…

Giải thưởng

  • 1949: Giải thưởng nhạc cụ dân tộc tại Liên hoan Thanh niên Budapest.
  • Huy chương bội tinh hạng nhứt của chính phủ Việt Nam Cộng hòa.
  • Văn hoá bội tinh hạng nhứt của Bộ giáo dục Việt Nam Cộng hòa.
  • 1975: Tiến sĩ âm nhạc danh dự (Docteur en musique, honoris causa) của Đại học Ottawa (Canada).
  • 1981: Giải thưởng âm nhạc của UNESCO ở Hội đồng Quốc tế Âm nhạc (Prix UNESCO – CIM de la Musique).
  • 1991: Officier de l’Ordre des Arts et des Lettres, Ministère de la Culture et de l’Information du Gouvernement français (Huy chương về Nghệ thuật và Văn chương của Bộ Văn hoá Pháp).
  • 1993: Cử vào Hàn lâm viện châu Âu về Khoa học, Văn chương, Nghệ thuật; viện sĩ thông tấn.
  • 1998: Huy chương Vì Văn hoá Dân tộc của Bộ Văn hoá Việt Nam.
  • 1999: Huân chương Lao động hạng nhất do Chủ tịch Trần Đức Lương cấp.
  • 2005: Giải thưởng Đào Tấn do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc trao tặng.
  • 2011: Giải thưởng Phan Châu Trinh về nghiên cứu

Chú thích

  1. ^ Vĩnh biệt GS-TS Trần Văn Khê – một người tài hoa … Q.Như- H.Thuận, 13:37 – 24/06/2015 (GMT +7)
  2. ^ a ă Singapore Swim Association. “Giáo sư Trần Văn Khê qua đời”. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2015.
  3. ^ Mai Anh, « GS. Trần Văn Khê – Nhà nghiên cứu âm nhạc truyền thống làm vinh danh nước Việt« , trang Đại học Quốc gia Hà Nội. Truy cập 2008-10-22.
  4. ^ ‘Sẽ không ai thay thế được GS-TS Trần Văn Khê’, VoA Tiếng Việt, ngày 25 tháng 6 năm 2015.
  5. ^ Trần Văn Khê, « Đờn ca tài tử trong không gian văn hóa Nam bộ« , bảo Tuổi Trẻ 15/01/2006 10:50 GMT+7. Truy cập 2015-06-29.
  6. ^ a ă Nguyễn Phúc Nghiệp, « Về một gia tộc nổi tiếng âm nhạc ở Việt Nam« , trang tỉnh Tiền Giang cập nhật 18-04-2008. Truy cập 2015-06-29..
  7. ^ Bạch Dương, « GS Trần Văn Khê và những ngôi nhà« , Bạch Dương ghi, Báo Tiền phong 13:31 ngày 05 tháng 10 năm 2008. Truy cập 2015-06-29.
  8. ^ BBC Vietnamese – Việt Nam – Nhiều trí thức ký vào thư phản đối dự án bauxite
  9. ^ a ă http://danviet.vn/van-hoa/se-khong-co-quy-va-nha-tuong-niem-tran-van-khe-652321.html
  10. ^ “Di cốt GS Trần Văn Khê an vị tại Bình Dương”.
  11. ^ http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/con-trai-gs-tran-van-khe-bo-y-dinh-thuc-hien-di-nguyen-cua-cha-3337343.html
  12. ^ “Cuộc đời, sự nghiệp GS. Trần Văn Khê qua lời hồi ức của con trai (I)”. Báo điện tử Dân Trí. 24 tháng 6 năm 2015. Truy cập 24 tháng 6 năm 2015.
  13. ^ a ă Chiếc bóng bên đời người nhạc sĩ tài hoa Trần Văn Khê | Vbizz.net
  14. ^ Phu nhân GS.TS Trần Văn Khê qua đời – Văn hóa – Dân trí
  15. ^ Những người phụ nữ trong đời giáo sư Trần Văn Khê

Tham khảo

HỮU THIỆN : DI CỐT GS TRẦN VĂN KHÊ AN VỊ TẠI BÌNH DƯƠNG

Di cốt GS Trần Văn Khê an vị tại Bình Dương

28/12/2015 00:20 GMT+7

TTO – Kiến trúc sư Trần Quang Minh – con trai thứ của GS Trần Văn Khê – đã chuyển hũ cốt của cố giáo sư từ nhà riêng của giáo sư tại TP.HCM tới an vị tại Linh Hoa Tuệ Đàn, thuộc Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương.

Anh Trần Tri Hòa - con trưởng của KTS Trần Quang Minh, cháu đích tôn của GS Trần Văn Khê - thực hiện việc an vị hủ cốt của cố giáo sư tại Linh Hoa Tuệ Đàn, Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương - Ảnh: Hữu Thiện
Anh Trần Tri Hòa – con trưởng của KTS Trần Quang Minh, cháu đích tôn của GS Trần Văn Khê – thực hiện việc an vị hủ cốt của cố giáo sư tại Linh Hoa Tuệ Đàn, Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương – Ảnh: Hữu Thiện

Việc di chuyển hũ cốt diễn ra lặng lẽ trong sáng 26-12.

Đây là một quyết định được các con gái của cố GS Trần Văn Khê uỷ thác cho anh mình là KTS Trần Quang Minh thực hiện, căn cứ theo di nguyện của giáo sư về việc sau khi qua đời sẽ được hỏa táng, và hũ tro sẽ “trao cho các con cùng với Ban tang lễ quyết định nơi nào lưu trữ thuận tiện nhất”.

Gian tưởng niệm GS Trần Văn Khê do nhóm kiến trúc sư thân hữu của KTS Trần Quang Minh thiết kế, sau đó được Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương hoàn thành sau hai tháng thi công. Bức hoành phi ghi “Quang hưng quốc nhạc” theo ý của con trai ông - KTS Trần Quang Minh. Hai câu đối hai bên được trích từ hồi ký của GS Trần Văn Khê: “Dân ca nghiên cứu hàng trăm điệu/ Quốc nhạc trùng tu cả một đời” - Ảnh: Hữu Thiện
Gian tưởng niệm GS Trần Văn Khê do nhóm kiến trúc sư thân hữu của KTS Trần Quang Minh thiết kế, sau đó được Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương hoàn thành sau hai tháng thi công. Bức hoành phi ghi “Quang hưng quốc nhạc” theo ý của con trai ông – KTS Trần Quang Minh. Hai câu đối hai bên được trích từ hồi ký của GS Trần Văn Khê: “Dân ca nghiên cứu hàng trăm điệu/ Quốc nhạc trùng tu cả một đời” – Ảnh: Hữu Thiện

Được biết, Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương tài trợ toàn bộ kinh phí xây dựng một không gian thờ phượng và tưởng niệm GS Trần Văn Khê tại một vị trí trang trọng, bao gồm cả các bộ bàn ghế tiếp khách và trang thiết bị truyền hình, âm thanh, nơi trưng bày các hiện vật, tranh ảnh… để phục vụ cho những cuộc giao lưu về giáo sư Khê và những nghiên cứu âm nhạc dân tộc của ông.

Từ nay, những người thân, bạn bè và người hâm mộ có thể tới viếng GS Trần Văn Khê tại đây.

Gian tưởng niệm GS Trần Văn Khê nằm tại gian cánh tả ở Lầu 1, Núi trung tâm, Linh Hoa Tuệ Đàn, thuộc Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương - Ảnh tư liệu
Gian tưởng niệm GS Trần Văn Khê nằm tại gian cánh tả ở Lầu 1, Núi trung tâm, Linh Hoa Tuệ Đàn, thuộc Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương – Ảnh tư liệu

Được biết, GS Cao Văn Phường – hiệu trưởng Trường Đại học Bình Dương – cùng một số cán bộ lãnh đạo các khoa, phòng, ban và các sinh viên thường gắn bó với GS Trần Văn Khê đã đến dâng hoa, thắp hương đón di cốt của cố GS Trần Văn Khê về an vị ở Linh Hoa Tuệ Đàn.

GS Cao Văn Phường cho biết ông và GS Trần Văn Khê trở thành anh em kết nghĩa. Từ năm 2006, giáo sư Khê tham gia Hội đồng khoa học, là cố vấn của Hội đồng khoa học ĐH Bình Dương.

GS Cao Văn Phường - Hiệu trưởng Trường Đại học Bình Dương, thắp hương tại bàn thờ GS Trần Văn Khê ở Linh Hoa Tuệ Đàn - Ảnh: Hữu Thiện
GS Cao Văn Phường – Hiệu trưởng Trường Đại học Bình Dương, thắp hương tại bàn thờ GS Trần Văn Khê ở Linh Hoa Tuệ Đàn – Ảnh: Hữu Thiện

“Qua nhiều năm bác Khê về giảng dạy văn hoá dân tộc, âm nhạc dân tộc tại Đại học Bình Dương, các cháu sinh viên thương bác Khê như cha như chú. Khi bác Khê mất, hàng ngàn sinh viên Đại học Bình Dương xếp hàng hai bên đường để tiễn bác Khê” – GS Cao Văn Phường kể.

« Hôm nay, bác Khê về khu vĩnh hằng của Bình Dương, như một cuộc trở về với Đại học Bình Dương. Từ nay, nhà trường sẽ càng có điều kiện tổ chức những đêm giao lưu tại đây để tưởng nhớ nhà văn hoá lớn này của Việt Nam” – GS Cao Văn Phường nói thêm.

HỮU THIỆN

 

THẦY CŨNG LÀ CẦU THỦ….

 

12241633_10207904599953591_3424581973490932408_n

12278808_10207904599993592_1986899611090906150_n.jpg« … Thầy cũng là… cầu thủ !
Đá trái bóng « Nhạc mình »
Vẫn lăn đều lăn mãi
Trên sân cỏ vang danh!

Vẫn năm này tháng nọ
Làm chân sút kỳ tài
« Cú » nào cũng… sấm sét!
Khiến thiên hạ khiếp oai !
Thế giới hằng ngưỡng mộ
Từ điển ghi danh dài
Trái banh « Nhạc » di chuyển
Sao mà sướng lỗ tai!

Fan hâm mộ khắp chốn
Tín đồ bốn biển nhiều
« Hooligan » càng lắm
Say mê đổ… liêu xiêu! émoticône kiki

Hiện nay chân « cầu thủ »
Ở giai đoạn… dưỡng thần
Chấn thương không thiếu chỗ
Phải ngơi nghỉ toàn thân!
Mặc dầu đang tịnh dưỡng
Mà phong độ tràn đầy
Ái chà! Chân sút bóng
Đâu chịu ngồi… chờ may (mắn) !

Không « quần đùi áo số »
Chỉ « quần lãnh áo thun »
Không « thẻ vàng – thẻ đỏ »
Chỉ « tài liệu – mục – chương »
Vậy mà nên… thương hiệu
« Cầu thủ huyền thoại » luôn!

Tiếp tục gìn giữ nghiệp
Bóng « Nhạc » lăn, lăn, lăn
Lớp trẻ cùng nối bước
Theo nhịp điệu đôi chân
Lửa nhiệt tâm truyền lại
Cho cú sút không ngừng
Tương lai ghi bàn đậm
Mới thỏa chí « còn gân » ! (Hihihi) »

(Giữa mùa World Cup 2010 – Một học trò nhỏ gởi tặng vì 2 Thầy trò đều mê đá banh)

– Ảnh tư liệu KV –

 

Hommage à un homme lumière : Pr.TRÂN VAN KHÊ, 26 novembre 2015, à 19h, Maison des Cultures du Monde, Paris

Hommage à un homme lumière : Pr.TRÂN VAN KHÊ

tran-van-khe-955x1224

Le professeur Tran Van Khê

Soirée d’hommage

Rendre hommage à la mémoire du Professeur Tran Van Khê est un devoir que la Maison des cultures du monde se doit d’accomplir. Elle le fait par admiration et respect pour cet éminent musicologue qui lui a fait l’honneur de son attention et de sa collaboration. Elle le fait aussi par amitié, celle qui lie les passionnés de découverte et de connaissance des cultures du monde.   Lui rendre hommage c’est aussi rendre hommage à l’ouverture, à la générosité du musicologue toujours soucieux de « donner », de faire connaître, jamais avare de son savoir.   Ses amis, ses collègues, ses disciples présenteront films et documents sonores et témoigneront de l’œuvre du grand érudit disparu.   Chérif Khaznadar

NGUYỄN QUỐC : GS Trần Văn Khê qua đời: « Bạn tôi về rồi, tôi như chiếc bóng lẻ bạn »

Ngày 24 Tháng 6, 2015 | 11:12 AM

GS Trần Văn Khê qua đời: « Bạn tôi về rồi, tôi như chiếc bóng lẻ bạn »

GiadinhNet- Trái tim của GS-TS Trần Văn Khê đã vĩnh viễn ngừng đập trên giường bệnh vào lúc 2 giờ 45 phút, ngày 24/6 tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (quận Bình Thạnh, TPHCM).

Theo di nguyện của ông, linh cữu ông sẽ được quản tại ngôi nhà thân thương của ông (32, Huỳnh Đình Hai, quận Bình Thạnh), từ 7 đến 10 ngày, để các con, các cháu và bạn bè gần xa về kịp dự tang lễ…

Nhạc sư Vĩnh Bảo: “Tôi nghe bạn diễn thuyết đâm ra cũng mê”

Kể về người bạn cố tri, thâm giao của mình, nhạc sư Vĩnh Bảo ngậm ngùi: “Tôi còn nhớ, năm 1972, tôi cùng với GS Trần Văn Khê đã diễn tấu ghi âm Nhạc tài tử Nam bộ cho hãng Ocara và UNESCO tại Pháp, Đây chính là những viên gạch quan trọng đầu tiên để đến tháng 12/2013, Nhạc tài tử Nam bộ được UNESCO công nhận và đưa vào tài sản văn hóa phi vật thể của nhân loại…”.

Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo (năm nay đã 98 tuổi), người mang rất nhiều danh hiệu: « Người bảo vệ cuối cùng của truyền thống »,  » đệ nhất danh cầm », « nhà sáng tạo nhạc khí tài năng »… còn với nước Pháp thì ông đã là một « hiệp sĩ Nghệ thuật và Văn chương ». Khi sinh thời, GS.TS Trần Văn Khê là đôi tri âm tri kỷ với nhạc sư, cả ngoài đời và sinh hoạt thường ngày lẫn trong nghệ thuật.

Đây chính là đôi “song kiếm hợp bích” hoàn hảo, hiếm hoi của nghệ thuật Việt Nam trải dài suốt gần cả thế kỷ. Tôn trọng lẫn nhau cả về nhân cách lẫn tình yêu nghệ thuật. Nhạc sư Vĩnh Bảo là thầy dạy đàn cho không biết bao nhiêu thế hệ học trò trong và ngoài nước. GS.TS Trần Văn Khê đã phong cho bạn mình những mỹ hiệu: Hậu tổ của đờn ca tài tử, Đệ nhất danh cầm…

Nhạc sư Vĩnh Bảo (98 tuổi), bạn tâm giao với cố GS-TS Trần Văn Khê: Bạn tôi và t6i đều lớn lên từ cái nôi âm nhạc tài tử. Hai chúng tôi đi đâu, làm gì cũng có nhau. Bạn tôi về rồi, tôi như chiếc bóng lẻ bạn

Nhạc sư Vĩnh Bảo (98 tuổi), bạn tâm giao với cố GS Trần Văn Khê: « Bạn tôi và tôi đều lớn lên từ cái nôi âm nhạc tài tử. Hai chúng tôi đi đâu, làm gì cũng có nhau. Bạn tôi « về » rồi, tôi như chiếc bóng lẻ bạn. »

Mến tài, mến đức của nhau, đôi bạn già đi đâu cũng như hình với bóng. Nhạc sư Vĩnh Bảo đau xót: “Tôi nghe bạn mình nằm viện đã lâu rồi nhưng tôi cũng quá giá, đi lại khó khăn, vả lại, nghe nói bạn nằm trong phòng cách ly, vô trùng hoàn toàn lại quá yếu, hạn chế tối đa người thân vô thăm nên tôi cũng có ý đợi bạn về nhà tôi sẽ đền thăm. Nào ngờ… Vẫn biết cái tuổi của tụi tôi là “xưa nay hiếm”, như ngọn đèn hết dầu, không biết tắt lúc nào nhưng ở cái tuổi này, nghe bạn về với ông bà tổ tiên mà lòng cứ đau, cứ tiếc. Nhớ lúc sinh thời, các buổi hòa đờn, trình tấu, nói chuyện, tọa đàm nào, bạn cũng rủ tôi đi bằng được.

Tôi thì ngại vì cái “khoa” ăn nói không bằng bạn. Nhưng bạn cứ chèo kéo mãi mình cũng phải đi. Đi mà nghe bạn nói với khán giả, với người mê nhạc dân tộc, với các bạn trẻ mà tôi cũng… mê theo. Bởi bạn diễn giải,dẫn dắt câu chuyện rất thông tuệ mà ngôn ngữ lại bình dân nên người trong nghề, người “ngoại đạo”, già trẻ, lớn bé gì cũng thấm, cũng hiểu. Đó là cái hay, cái tài của bạn.”.

Người già giọt lệ như sương, nhưng nhạc sư Vĩnh Bảo không giấu được nước mắt khi nói về người bạn tâm giao của mình. Những lời tâm sự của ông, gần như một lời tiễn biệt một người bạn đã về cõi vĩnh hằng, một mất mát khó có thể bù đắp được với ông.

Nhà văn Vũ Hạnh: “Qua anh Khê, tôi yêu hơn cái đẹp lóng lánh của âm nhạc dân tộc”

Ông sinh năm 1926 tại Quảng Nam, nổi tiếng với các tác phẩm Bút máu (1966), Con chó hào hùng (1971) và đặc biệt là tiểu luận Người Việt cao quý (1965) với bút danh A.Pazzi. Với GS-TS Trần Văn Khê, từ khi ông về nước định cư vào năm 2001, nhà văn vốn mê tuồng cổ, đã là thính giả thường xuyên của những buổi GS Trần Văn Khê trình tấu, tọa đàm về âm nhạc dân tộc.

Rồi dần dần, họ nhận ra nhau, một nhà văn có tác phẩm viết về người Việt làm rúng động chính quyền Sài Gòn thời đó và… thành bạn.

Nhà văn Vũ Hạnh kể: “Với GS Khê, ảnh luôn coi tôi là bạn văn nghệ, ảnh thường nói: Trong nhạc luôn có văn và trong văn luôn có nhạc, mà sau này tôi nghiệm ra là luôn đúng như vậy. Đó là là chất cảm của người làm nghệ thuật “nhìn ra” nhau. Với âm nhạc dân tộc, từ bé qua lời ru, câu hò của mẹ, các chị… tôi chỉ yêu và cảm nó, rồi viết văn, tôi càng cảm nó nhiểu hơn nhưng đi sâu về chuyên môn thì… tôi “điếc”. Chính anh Khê, qua những lần hàn huyên, tâm tình, đã cho tôi cái nhìn sâu hơn về cái thế giới ngũ cung, nhạc cung đình, những xừ, xang, xê, cống… Từ đó, tôi thêm yêu cái hồn, cái tình tự, cái đẹp lóng lánh của dân tộc mình qua từng bài hát, câu hò dân gian tưởng chừng như giản đơn, quê mùa.”.

Qua anh Khê, tôi nhận ra cái hay, cái tinh túy và cái đẹp lóng lánh của âm nhạc dân tộc. Dù đó là nhạc cung đình hay chỉ là một bài hát, điệu hò dân gian quê mùa
« Qua anh Khê, tôi nhận ra cái hay, cái tinh túy và cái đẹp lóng lánh của âm nhạc dân tộc. Dù đó là nhạc cung đình hay chỉ là một bài hát, điệu hò dân gian quê mùa »

Nhà văn cho biết thêm, thời gian sau này khi giáo sư yếu đi, di chuyển phải bằng xe lăn nên ít đi lại nhiều. Lúc trước, khi còn khỏe mạnh (thời gian mới từ Pháp về), là giáo sư hầu như suốt ngày không có nhà bởi ông đi thuyết trình, dự tọa đàm liên miên.

Có ngày “độc diễn” 3-4 tọa đàm. Ở mỗi tọa đàm, GS Khê gần như không chuẩn bị trước chủ đề và in sẵn các phát biểu của mình. Vậy mà, với bất cứ chủ để gì như: cân bằng âm dương trong dinh dưỡng, so sánh các món ăn truyền thống VN với các nền ẩm thực Âu-Á trên thế giới, sự tương đồng của dàn nhạc ngũ cung với các dàn nhạc dân tộc truyền thống trên thề giới… hay biểu diễn (độc tấu và hòa tấu), GS Khê đều nói rất chuyên môn, rất khoa học và rất thuyết phục với sự say sưa hiếm có và một ngôn ngữ truyền tải ấm cúng, ngôn từ dễ nghe.

Điều đó, đã như mê hoặc người nghe, bất kể tầng lớp xuất thân như thế nào… Ảnh « đi » rồi, không biết bao nhiêu thế hệ nữa, dân tộc Việt mới sản sinh ra một người con tài năng, nhiệt huyết với nhạc dân tộc?

“Ca khúc tân nhạc… hình như là duy nhất của GS Trần Văn Khê”

“Với lứa nhạc sĩ trưởng thành sau 1975, GS Trần Văn Khê là một cây đa, cây đề trong làng âm nhạc Việt Nam, nhất là âm nhạc truyền thống », nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên chia sẻ.

Ông nói: « Với tôi, GS Khê là một con người đã vắt kiệt hết máu tủy để giữ gìn, phát huy và quảng bá âm nhạc truyền thống Việt không chỉ trong nước mà còn nhiều nơi trên thế giới. Sự công nhận ca nhạc tài tử Nam bộ của Việt Nam là di sản phi vật thể phải gìn giữ của nhân loại mà UNESCO đã vinh dự trao cho Việt Nam, là công lao rất lớn của GS Trần Văn Khê.

Nguyện ước lớn nhất của GS-TS Trần Văn Khê là đưa âm nhạc dân tộc vào giảng dạy ở nhà trường từ cấp 1 trở lên như một môn học chính thức. Để các thế hệ sau này biết nghe, biết cảm và biết trình tấu một nhạc cụ nào đó
« Nguyện ước lớn nhất của GS-TS Trần Văn Khê là đưa âm nhạc dân tộc vào giảng dạy ở nhà trường từ cấp 1 trở lên như một môn học chính thức. Để các thế hệ sau này biết nghe, biết cảm và biết trình tấu một nhạc cụ nào đó »

Tôi còn được biết, sau khi UNESCO công nhận đờn ca tài tử, ông đã bắt tay ngay vào soạn một bộ hồ sơ chuẩn bị trình cho UNESCO về nghệ thuật cải lương, môn nghệ thuật đã có hơn 100 hình thành và phát triển để họ công nhận đó là tài sản phi vật thể cần bảo tồn của nhân loại.

Tiếc thay, công trình này vẫn còn dang dở và cũng không biết ai có thể có khả năng kế thừa để soạn xong một bộ hồ sơ hoàn chỉnh. Có lẽ còn rất lâu sau này. Tôi ở BCH Hội âm nhạc TPHCM, Hội Nhạc sĩ VN nên cũng nghe và hiểu nỗi đau đáu công ông từ khi ông về nước. Đó là làm sao đưa âm nhạc dân tộc vào giảng dạy ở nhà trường, từ cấp 1 trở lên, để cho các thế hệ mai sau này, dù có đi theo các trào lưu âm nhạc thời thượng trên thế giới thì cũng biết nghe, biết cảm, biết trình tấu âm nhạc dân tộc. Đó là nguyên ước lớn lao của ông mà ông chưa thực hiện được, dù đã bỏ biết bao tâm sức.

Tưởng cũng cần nhắc lại, rất nhiều nhà nghiên cứu, tìm hiểu về GS Trần Văn Khê đều cho rằng, không biết ca khúc tân nhạc ông sách tác đầu tay là ca khúc gì? Sáng tác vào thời gian nào? Nhưng ai cũng đều thừa nhận là, ca khúc tân nhạc nổi tiếng nhất của ông là ca khúc Em đi chùa Hương (phổ thơ Nguyễn Nhược Pháp). Có lẽ sáng tác vào khoảng cuối những năm 40 đầu những năm 50 của thế kỷ trước. Đến khoảng năm 1955, bài hát này đã được ca sĩ Mộc Lan trình diễn và được phát trên đài phát thanh Pháp-Á.

Đây là bài hát mà cho đến nay, chưa có nhạc sĩ nào phổ có thể “qua mặt” được GS Trần Văn Khê. Và như tôi được biết, đây hình như là sáng tác tân nhạc… duy nhất của ông. Sau này, chưa biết các di cảo âm nhạc của ông được công bố rộng rãi, thì sẽ có nhiều điều mà chúng ta biết về ông hơn ».

Nguyên Quốc/Báo Gia đình & Xã hội

http://giadinh.net.vn/xa-hoi/gs-tran-van-khe-qua-doi-ban-toi-ve-roi-toi-nhu-chiec-bong-le-ban-20150624105458514.htm

HỒNG BÍCH : GS. Trần Văn Khê – Lá đã rụng về cội

GS. Trần Văn Khê - Lá đã rụng về cội

GS. Trần Văn Khê – Lá đã rụng về cội

Thứ Tư, 01/07/2015 09:30 (GMT+7)
Doanh nhân Sài GònNhững ngày tháng 6 giữa mùa Hè, truyền thông đưa tin sức khỏe GS. Trần Văn Khê ngày một xấu đi, và ông đã giã từ cõi tạm vào sáng ngày 24/6, để lại bao nỗi tiếc nhớ trong lòng những người yêu kính ông. Lá đã rụng về cội thật rồi, nhưng ông vẫn tình nguyện làm một chiếc lá bồi đắp cho đất mẹ thêm phong phú, màu mỡ!Đọc E-paper

GS. Trần Văn Khê được Giải thưởng lớn Hàn lâm viện Đĩa hát Pháp, Giải thưởng Đại học Pháp, Giải thưởng Dân tộc Nhạc học năm 1960 và 1970, Tiến sĩ danh dự về Âm nhạc Đại học Ottawa (Canada, 1975), Giải thưởng lớn về Âm nhạc UNESCO và Hội đồng Quốc tế Âm nhạc (1981), Huân chương Nghệ thuật và Văn chương cấp Officier do Bộ Văn hóa Chính phủ Pháp tặng (1991), Giải thưởng Quốc tế về Dân tộc Nhạc học KOIZUMI Fumio (Nhật, 1995), Tiến sĩ danh dự về Dân tộc Nhạc học Đại học Moncton (Canada, 1999).

Giáo sư đã về với cội nguồn của mình. Lần thứ nhất ông về, không phải ngay tại Việt Nam, mà ở Paris, bằng tài năng thiên phú, ông hướng con đường nghệ thuật của mình vào phục vụ văn hóa dân tộc từ thập niên 1960. Thành lập Trung tâm Nhạc học Đông phương tại Paris chuyên dạy các môn âm nhạc truyền thống châu Á theo phương pháp truyền khẩu và truyền ngón (năm 1959). Tại đây ông làm nhiệm vụ Giám đốc Nghệ thuật và chuyên dạy đờn ca tài tử (tranh, kìm, cò).

Suốt 30 năm, trung tâm này đã đào tạo được trên 150 sinh viên Pháp và các nước am hiểu về nhạc tài tử Việt Nam. Ông làm việc tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp từ chức vụ khởi đầu là tùy viên đến giám đốc nghiên cứu với chuyên ngành ngôn ngữ âm nhạc Việt Nam, đặc biệt trong đờn ca tài tử và các cách chuyển hệ (Metabole); so sánh âm nhạc đờn ca tài tử với âm nhạc thính phòng của nhiều nước khác ở châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Ấn Độ. Và còn rất nhiều việc khác như xuất bản băng đĩa, viết báo về âm nhạc dân tộc Việt Nam bằng tiếng nước ngoài để truyền bá văn hóa Việt rộng rãi.

Lần thứ hai ông trở về với cội nguồn bằng ý chí và quyết tâm, tha thiết muốn về sống tại Việt Nam, đưa gia tài văn hóa của ông về đây để cống hiến và phục vụ ngay trong lòng cái nôi văn hóa Việt. Những hồ sơ hàng nghìn trang để trình UNESCO xem xét về nghệ thuật đờn ca tài tử, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đều có sự tư vấn quan trọng của GS. Trần Văn Khê.

Chúng tôi đã gặp ông ngồi trên xe lăn đi đến tận các bản làng Tây Nguyên vào năm 2007. Ở đấy ông đắm mình vào một bản nhạc hoang dã của người Bana, hay sẵn lòng nói chuyện hàng tiếng đồng hồ về giá trị âm nhạc của từng dân tộc với các nhạc công núi rừng, dặn dò họ cố gắng gìn giữ, đừng để du lịch và thương mại lấn át, làm phôi phai các giá trị văn hóa nguyên bản.

Khi lắng nghe ông nói chuyện, tôi thấy rất xúc động trước hình ảnh con người đã đi đến chặng cuối cùng của đời người, sức khỏe không còn bao nhiêu mà ông vẫn tận tụy với từng nhạc công vô danh nếu như họ biết trân trọng âm nhạc của dân tộc họ giữa chốn núi rừng hoang sơ.

Và khi những tin tức xấu về sức khỏe của ông lan truyền, nhiều người Hội An bỗng nhớ đến hình ảnh một người thầy nhỏ bé nhưng có sức mạnh lan truyền cảm hứng khi ông ngồi xe lăn ở quảng trường sông Hoài nói chuyện giữa trời nắng chang chang. Sức mạnh của văn hóa đôi khi kết nối bất chấp tuổi tác, thời gian và sự khắc nghiệt của đời sống là vậy.

Chắc chắn người Hội An, người Tây Nguyên, người đờn ca tài tử vùng sông Tiền, sông Hậu sẽ nhớ ông da diết. Những em bé học sinh ở TP.HCM đã từng được ông đến tận trường nói chuyện về âm nhạc sẽ nhớ ông, và biết đâu sẽ có những hạt giống nảy nở, lớn mạnh. Và một người bạn đi trước, nhạc sĩ Phạm Duy, sẽ chờ đón ông, bởi hai người đã từng có những khoảng thời gian quý giá bên nhau trao đổi về âm nhạc.

Nhạc sĩ Phạm Duy xúc động vì một người bạn uy tín đã chiêm nghiệm âm nhạc của mình một cách sâu sắc và bài bản qua một cuốn sách nhỏ. GS. Trần Văn Khê thì khiêm cung đáp lại rằng ông chỉ thưởng thức một tài hoa âm nhạc qua cái nhìn văn hóa dân tộc. Tình bạn Phạm Duy – Trần Văn Khê sẽ nối dài ở cõi khác, từ nay!

Sự trở về Việt Nam của ông đã hình thành nên một địa chỉ văn hóa mới cho người Sài Gòn. Ngôi nhà ông ở giống như một điểm sinh hoạt âm nhạc dân tộc, một thư viện lớn cho thế hệ sau muốn tìm kiếm kiến thức âm nhạc dân tộc một cách hệ thống.

Rồi sau sự ra đi của ông sẽ còn có một Quỹ học bổng Văn hóa Trần Văn Khê, ông vẫn chìa tay cho thế hệ mai sau với những ấm áp, ân cần và hết sức thực tế như thế! Gia tài văn hóa đồ sộ ông để lại vừa hữu hình, vừa vô hình tùy theo cảm nhận của từng người. Nhưng cách sống, làm việc và cống hiến của ông là một hình ảnh và kinh nghiệm vô giá cho người hoạt động văn hóa trong nước học hỏi sự chuyên nghiệp.

> GS-TS Trần Văn Khê – Đại thụ âm nhạc, chuyên gia văn hóa ẩm thực

> Âm nhạc dân tộc chứa đựng những câu chuyện tâm linh

> Âm nhạc dân tộc về Thăng Long hội tụ

> Thủy chung với nghề làm đàn dân tộc

HỒNG BÍCH