Kim Quyên : Giáo sư, nhạc sĩ Trần Quang Hải, cánh én mùa xuân của xứ vú sửa Lò Rèn, Vĩnh Kim.

             Giáo sư, nhạc sĩ Trần Quang Hải, cánh én mùa xuân của xứ vú sửa Lò Rèn, Vĩnh Kim.

KIM QUYEN (2).jpg                                                                                  

Kim Quyên

Dáng người cao ráo, đỉnh đạc, gương mặt chữ điền đầy cương nghị, đôi mắt sáng, dạt dào niềm tin yêu cuộc sống, nụ cười tươi luôn nở trên đôi môi sinh động, đôi môi biết thể hiện những âm thanh tuyệt vời của những chiếc kèn môi làm từ tre hay bằng kim loại. Nhạc cụ thật đơn sơ mà như nói lên được bao nổi niềm của đôi lứa yêu nhau, những tâm hồn  thổn thức của những người thuộc dân tộc Mông, Charai, Ê Đê, Xê Đăng… cũng là những người Việt Nam của quê hương anh.

Nhìn người nghệ sĩ ấy ngậm chiếc kèn nhỏ bé xinh xinh, bàn tay thoăn thoắt gảy kèn, đôi môi run run theo cảm xúc đang dâng trào từ tận cùng trái tim, những âm thanh trầm bỗng vang lên, rền rền như vọng ra từ núi rừng Tây Nguyên, tiếng của những chàng trai mời gọi bạn tình, có khi là tiếng gầm của con hổ, con mang, có lúc là tiếng thánh thót của những chú chim rừng gọi bầy trong nắng sớm….

Chao ôi! Chỉ là vài miếng tre mỏng mành, đôi miếng kim loại bằng đồng, thao.. mà người nghệ sĩ đàn môi đã đem đến bao âm thanh thật thú vị, thơ mộng, trữ tình, lạ lùng trong phong cách biểu diễn, mới mẻ về giai điệu, tiết tấu khiến người xem không khỏi ngạc nhiên, ngưỡng mộ sự khéo léo, tinh tế của đôi bàn tay làm ra những dụng cụ thô sơ, dễ kiếm dễ tìm, dễ làm ở khắp nơi trên thế giới mà những nghệ nhân, nghệ sĩ đã chế biến ra rồi biến nó thành một nhạc cụ yêu thích cho những người sành điệu trong nước và trên thế giới.

Mang trong người dòng máu nghệ sĩ của nhiều đời, nhạc sĩ nhạc dân tộc Trần Quang Hải đã mày mò nghiên cứu nhiều loại nhạc cụ của Việt Nam và thế giới, rồi chế biến ra, nâng nó lên tầm vóc cao hơn với nhiều loại hình đầy sáng tạo, mà ngoài nghệ thuật đàn môi, anh còn có nghệ thuật Gỏ Muổng. Những chiếc muổng xinh xinh cũng là dụng cụ dễ tìm, dễ kiếm ở khắp nơi, chỉ cần lấy hai cái muổng gỏ nhịp thì đã thêm một nhạc cụ cho dàn nhạc bề thế, hiện đại. Nhạc sĩ Trần Quang Hải nghiên cứu nhạc cụ “ độc đáo” này, biến nó thành nhạc cụ chính và trình diễn độc tấu chỉ một môn Gỏ Muổng. Hai bàn tay khéo léo gỏ từ 2 đến 5 ngón, gỏ trong lòng và mặt trên bàn tay, dài theo cánh tay, trên môi… Một mình anh , đứng, ngồi, dòn dã, rộn ràng với 2 hoặc 3 chiếc muổng,  nghe vui tai và yêu đời làm sao!

Ngoài việc sử dụng thông thạo các nhạc cụ dân tộc thường gặp như đàn kìm, đàn cò, tranh, nguyệt…nghệ sĩ Trần Quang Hải đi khắp năm châu, bốn biển trình bày và biểu diễn nhạc dân tộc Việt Nam. Anh đi tới đâu gây ấn tượng khó quên cho người xem tới đó. Là con cháu của những nghệ sĩ tiếng tăm bao đời nay : Con GS Trần Văn Khê, cháu của nghệ sĩ Trần Văn Trạch, một danh hài nổi tiếng từ những thập niên 60,70, cháu của nghệ sĩ Trần Ngọc Viện, người đã thành lập ra gánh hát Đồng Nữ Ban, gánh cải lương đầu tiên của Nam bộ và của cả nước, xuất phát từ làng Vĩnh Kim ( Tiền Giang)… GS Trần Quang Hải thật không hổ danh là con cháu của các bậc tiền bối đã góp phần xây dựng nền nghệ thuật dân tộc tỉnh nhà, cho cả nước và ra cả thế giới.

Thật cảm động khi thấy hình ảnh của GS Trần Văn Khê hòa tấu đàn kìm cùng con Trần Quang Hải gỏ  muổng trong buổi diễn nhạc cụ dân tộc tại tư gia của GS Trần Văn Khê ở biệt thự đường Huỳnh Đình Hai năm 2014, xem GS Trần Văn Khê khi  ông đã 94 tuổi ngồi ung dung hòa đàn kìm cùng cháu Hải Minh 9 tuổi ( đàn tranh) bài Lưu Thủy Trường thật nhịp nhàng, thánh thót.

Bạch Yến, người vợ cũng là một nữ danh ca tài sắc, có giọng hát trầm, ấm , chị chuyên hát nhạc nước ngoài, sau này  theo dòng dân ca và đôi lúc là Bolero man mác buồn “Cho em quên cơn mộng ảo ngây thơ ngày nào…Đời còn chi trong tay..Mai đây khi hoa tàn úa xanh xao, phong ba dập dùi…Em xin nằm xuống, mang theo con tim ngậm ngùi…Giấc mơ nhỏ nhoi đưa em vào cõi thiên thu..Yêu thương đời đời…”

Bài hát đã lâu tôi không còn nhớ tựa bài, nghe bất chợt khi ngồi một mình buồn hiu trong quán cà phê vắng khách với bao tâm sự đầy vơi. Tôi không thích lắm dòng nhạc Bolero vì có nhiều bài quá buồn làm cho người nghe ủy mị yếu đuối,  nhưng không hiểu sao hôm ấy, có lẽ vì giọng hát trầm buồn, man mác bãng lãng mà tôi thích bài hát và giọng hát của chị. Có thể thời điểm đó đúng với tâm trạng của tôi chăng? Sau này chị thường hát cùng NS Trần Quang Hải, chị như con chim sơn ca luôn cất tiếng hót để làm đẹp cho đời và đẹp mối tình nghệ sĩ bên nhau cho tới ngày tóc đã bạc màu.

Qua những người bạn là con cháu của gia đình GS Trần Văn Khê , tôi hay hỏi thăm về ông và những người trong gia đình ông vì tôi ái mộ họ và cũng vì tôi là người Tiền Giang, đồng hương với họ.

Không gì hạnh phúc, may mắn bằng  khi ta làm nghệ thuật mà có vợ có chồng, có cha, có con, có những người thân cùng đi theo một hướng, say mê một công việc, suy nghĩ gần giống nhau… Qua đó, mọi người sẽ dễ hiểu, dễ thương yêu và thông cảm nhau hơn.

Cuộc đời và sự nghiệp của GS- Nhạc sĩ Trần Quang Hải, tính đến nay, anh đã xây nên những công trình  đồ sộ nhằm cống hiến tài năng cho quê hương Việt Nam và thế giới nhiều sáng tạo đầy màu sắc nghệ thuật độc đáo. Có thể tóm tắt quá trình lập nghiệp cụ thể của GS- NS Trần Quang Hải như sau*

Trần Quang Hải : nhà dân tôc nhạc học, nhạc sĩ và nhà soạn nhạc Viet Nam

Trần Quang Hải, sinh ngày 13 tháng 5, 1944 tại làng Linh Đông Xã , tỉnh Gia Định, miền Nam Việt Nam. Con trai trưởng của GS TS Trần Văn Khê và bà Nguyễn Thị Sương, cựu giáo viên Anh văn trường nữ trung học Gia Long

Trần Quang Hải kết hôn cùng nữ ca sĩ Bạch Yến  tại Paris (Pháp). Bạch Yến nổi tiếng với bài « Đêm Đông » vào năm 1957, và chuyên về nhạc Tây phương lúc khởi đầu của sự nghiệp cầm ca . Sau khi thành hôn với Trần Quang Hải,  Bạch Yến chuyễn sang dân ca và cùng phổ biến nhạc dân tộc với chồng khắp thế giới .

Trần Quang Hải xuất thân từ một gia đình nhạc sĩ dân tộc từ nhiều đời , anh là nhạc sĩ đời thứ năm . Anh  là  nhạc sĩ dân tộc  (ethnomusicologist – ethnomusicologue),  chuyên về nhạc Việt, Á châu và hát đồng song thanh từ năm 1968, là thuyết trình viên , nhạc sĩ sáng tác, chuyên gia về sư phạm âm nhạc, là thành viên của Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS – Centre National de la Recherche Scientifique).

GS Trần Quang Hải đã theo gót cha anh, GS Trần Văn Khê trên đường nghiên cứu nhạc dân tộc. Anh đã tạo một hướng đi riêng trong địa hạt trình diễn về nhạc cổ truyền Việt Nam, nhạc tùy hứng, nhạc đương đại cũng như phương pháp nghiên cứu thể nghiệm qua hát đồng song thanh .

 

Gia đình nhạc sĩ Trần Quang Hải:

  1. Trần Quang Thọ (1830-1890), ông sơ vào Nam , cư ngụ tại làng Vĩnh Kim, tỉnh Mỹ Tho. Rất giỏi về nhã nhạc Huế .
  2. Trần Quang Diệm (1853-1925), ông cố là người đàn tỳ bà rất hay , được gởi ra thành nội Huế để học nhạc cung đình , chuyên về đàn tỳ bà . Ông đã sáng chế ra cách viết bài bản cho đàn tỳ bà.
  3. Trần Quang Triều (1897-1931), ông nội là người đàn kìm rất giỏi, biệt hiệu Bảy Triều trong giới cải lương, đã đặt ra cách lên dây TỐ LAN cho đàn kìm để đàn những bài buồn ai oán.
  4. Trần Văn Khê (1921- 2015 ), ba của NS là người đã đưa nhạc cổ truyền Việt Nam lên hàng quốc tế và làm rạng danh nhạc Việt trên thế giới ở địa hạt trình diễn cũng như nghiên cứu. Từng là giáo sư nhạc Đông phưong tại trường đại học Sorbonne (Paris, Pháp), Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học (Paris , Pháp), sáng lập viên Trung tâm nghiên cứu nhạc Đông phương ở Paris, từng giữ chức phó chủ tịch Hội đồng quốc tế âm nhạc của UNESCO . Ông hưu trí từ năm 1987  nhưng vẫn  tiếp tục nghiên cứu và đóng góp cho hai hồ sơ Nhạc cung đình Huế (được danh hiệu Văn hóa phi vật thể UNESCO năm 2003) và Nhạc Cồng chiêng Tây Nguyên (Văn hóa phi vật thể UNESCO năm 2005). Ông định cư ở Việt Nam sau 55 năm sống ở Pháp, và là cố vấn cho hồ sơ Ca Trù để đệ trình lên UNESCO  năm 2007 và hồ sơ Đờn ca tài tử Nam bộ năm 2011 dành cho Văn hóa phi vật thể. Ngày 24 tháng 6 năm 2015 , ông từ trần tại quận Bình Thạnh, TP HCM, Việt Nam .
  5. Trần Quang Hải (1944 – ) , cựu học sinh trường trung học Pétrus Ký. Sau khi tốt nghiệp âm nhạc viện Sài Gòn với bộ môn vĩ cầm (học với cố GS Đỗ Thế Phiệt). Sau đó NS đi sang Pháp năm 1961, học nhạc học tại trường đại học Sorbonne và dân tộc nhạc học ở trường Cao đẳng khoa học xã hội (Ecole des Hautes Etudes en Sciences Sociales). NS bắt đầu làm việc cho Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học (CNRS – Centre National de la Recherche Scientifique) với ê-kíp nghiên cứu tại Viện dân tộc nhạc học của Viện bảo tàng Con người (Département d’ ethnomusicologie du Musée de l’Homme) từ 1968 cho tới 2009 thì về hưu).

NS trình diễn trên 3.500 buổi tại 70 quốc gia. Tham gia 130 đại hội liên hoan quốc tế nhạc truyền thống, giảng dạy tại 120 trường đại học, sáng tác 400 bản nhạc dành cho đàn tranh, đàn môi, muỗng , hát đồng song thanh, nhạc tùy hứng, đương đại . Đã thực hiện 23 dĩa nhạc truyền thống Việt Nam, viết ba quyển sách, làm 4 DVD, 4 phim và là hội viên của trên 20 Hội nghiên cứu thế giới .Con đường nghiên cứu của NS nhắm vào sự giao lưu các loại nhạc cổ truyền tạo thành loại nhạc thế giới (world music), pha trộn nhạc tùy hứng , jazz, đương đại với nhiều loại nhạc khí và kỹ thuật giọng hát để tạo thành một loại nhạc hoàn toàn mới lạ .

 

Quá trình học tập:

  1. 1955-1961 trường quốc gia âm nhạc Saigon, tốt nghiệp vĩ cầm (lớp GS Đỗ Thế Phiệt)
  2. 1954-1961 trường trung học Pétrus Ký, Saigon.
  3. 1963-1970 Trung tâm nghiên cứu nhạc Đông phương (CEMO – Centre d’Etudes de Musique Orientale – Center of Studies for Oriental Music, Paris) , học các truyền thống nhạc Ba Tư (Iran), Ấn độ (Inde), Trung Quốc (Chine), Nhật Bổn (Japon), Nam Dương (Indonesie), Đông Nam Á (Asie du Sud-Est), Việt Nam (Vietnam)
  4. 1963 trường Ecole du Louvre, Paris
  5. 1965 certificate of proficiency in English (chứng chỉ Anh văn) , University of Cambridge, Anh quốc
  6. 1965 certificat de littérature française (chứng chỉ văn chương Pháp), Université de Sorbonne, Paris.
  7. 1967 cao học dân tộc nhạc học trường cao đẳng khoa học xã hội, Paris
  8. 1969 chứng chỉ âm thanh học (certificat d’acoustique musicale) , Paris
  9. 1970 văn bằng cao đẳng nhạc Việt trung tâm nghiên cứu nhạc đông phương , Paris
  10. 1973 tiến sĩ dân tộc nhạc học trường cao đẳng khoa học xà hội, Paris
  11. 1989 văn bằng quốc gia giáo sư nhạc truyền thống , Paris.

Từ năm 1965 tới 1966 NS theo học lớp nhạc điện thanh (musique électro-acoustique) với GS Pierre Schaeffer, người sáng lập loại nhạc điện tử ở Pháp .

Từ năm 1968 tới 2009, NS làm việc tại Viện dân tộc nhạc học của Viện Bảo Tàng Con Người (Département d’Ethnomusicologie du Musée de l’Homme) ở Paris (Pháp) .

Từ năm 1968 tới 1987, NS làm việc ở Viện dân tộc nhạc học của Viện bảo tàng nghệ thuật và truyền thống dân gian (Département d’Ethnomusicologie du Musée des Arts et Traditions Populaires) ở Paris (Pháp)

Nhà Nghiên cứu của Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học (CNRS) ở Paris từ năm 1968 tới năm 2009 (hưu trí)

Từ 1970 tới 1975, giáo sư đàn tranh của Trung tâm nghiên cứu nhạc Đông phương , Paris

Giảng dạy ở các trường đại học , viện bảo tàng và trung tâm nghiên cứu trên thế giới

NS đã từng được mời dạy và thuyết trình tại trên 120 trường đại học, trung tâm nghiên cứu và nhiều viện bảo tàng .

NS đã vinh dự nhận gần 30 giải thưởng của các nước trên thế giới, có những giải thưởng đặc biệt như :   

  • 1983 : Grand Prix du Disque de l’Académie Charles Cros (Giải thưởng tối cao của Hàn Lâm viện dĩa hát Charles Cros) cho dĩa hát “Viet Nam / Tran Quang Hai & Bach Yen” do hãng SM Studio sản xuất tại Paris, Pháp
  • 1986 : Médaille d’Or (Huy chương vàng) của Hàn lâm viện văn hóa Á châu, Paris, Pháp
  • 1987 : D.MUS (Hon) (tiến sĩ danh dự) của International University Foundation, Hoa Kỳ.
  • 1988 : International Order of Merit của International Biographical Centre, Cambridge, Anh quốc.
  • 1989 : Ph.D.(HON) (Tiến sĩ danh dự) của Albert Einstein International Academy Foundation, Hoa Kỳ
  • 1990 : Grand Prix du Festival International du Film Anthropologique et Visuel (Giải thưởng tối cao của đại hội quốc tế phim nhân chủng và hình ảnh) cho phim “Le Chant des Harmoniques” (Tiếng hát bồi âm) do tôi là tác giả, diễn viên chánh và viết nhạc cho phim, Parnü, Estonia.
  • 1990 : Prix du Meilleur Film Ethnomusicologique (Giải thưỏng phim hay nhất về dân tộc nhạc học) cho phim “Le Chant des Harmoniques” (Tiếng hát bồi âm) do Hàn lâm viện khoa học cấp, Parnü, Estonia
  • 1990 : Prix Spécial de la Recherche (Giải thuởng đặc biệt về nghiên cứu) của Đại hội quốc tế điện ảnh khoa học dành cho phim “Le chant des harmoniques” (Tiếng hát bồi âm), Palaiseau, Pháp.
  • 1991 : Grand Prix Northern Telecom (Giải thưởng tối cao Northern Telecom) của Đại hội quốc tế Phim khoa học lần thứ nhì của Québec dành cho phim “Le chant des harmoniques” (Tiếng hát bồi âm), Montréal, Canada .
  • 1991 : Prix Van Laurens (Giải thưởng Van Laurens) của British Association of the Voice và Ferens Institute của London tặng cho bài tham luận của tôi mang tên là “Discovery of overtone singing” (Khám phá hát đồng song thanh), London, Anh quốc .
  • 1991 : Alfred Nobel Medal (Huy chương Alfred Nobel)của Albert Einstein Academy Foundation, Hoa Kỳ
  • 1991 : Grand Ambassador (Huy chương Đại sứ lớn) của American Biographical Institute, Hoa kỳ
  • 1991 : Men of the Year (Người của Năm 1991) do American Biographical Institute tặng, Hoa kỳ
  • 1991 : Men of the Year (Người của Năm 1991) do International Biographical Centre tặng, Cambridge, Anh quốc.
  • 1994 : Men of the Year (Người của Năm 1994) do American Biographical Institute tặng , Hoa kỳ
  • 1994 : Gold Record of Achievement (Kỷ lục vàng về thành đạt) do American Biographical Institute tặng, Hoa Kỳ
  • 1995 : Giải thưởng đặc biệt về hát đồng song thanh tại Đại hội liên hoan hát đồng song thanh, Kyzyl, Tuva, Nga
  • 1996 : Médaille de Cristal (Huy chương thủy tinh) do Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học tặng cho 25 năm nghiên cứu hát đồng song thanh, Pháp
  • 1997 : Grand Prix du disque de l’Académie Charles Cros (Giải thưởng tối cao của Hàn lâm viện Charles Cros) cho dĩa hát “Voix du Monde » (Giọng Thế giới), Pháp.
  • 1997 : Diapason d’Or de l’Année 1997 (Dĩa vàng năm 1997) cho dĩa hát « Voix du Monde », Pháp
  • 1997 : CHOC de l’année 1997 (Ấn tượng mạnh nhất trong năm 1997) cho dĩa hát « Voix du Monde », Pháp
  • 1998 : Médaille d’Honneur (Huy chương danh dự dành cho công dân danh dự) của thành phố Limeil Brévannes (nơi tôi cư ngụ), Pháp.
  • 1998 : Giải thưởng đặc biệt của Đại hội thế giới về Đàn Môi, Molln, Áo quốc
  • 2002 : Chevalier de la Légion d’Honneur (Hiệp sĩ Bắc đẩu bội tinh), huy chương tối cao của Pháp, Pháp .
  • 2009 : Huy chương lao động hạng đại kim (Médaille du Travail, catégorie Grand Or), bộ lao động Pháp.
  • 2015 : Bằng cấp danh dự của Viện Bảo tàng đàn môi, Yakutsk, xứ Yakutia
  • 2017 : Huy chương sáng lập viên hội dân tộc nhạc học Pháp, Paris, Pháp

 

SÁCH DO TRẦN QUANG HẢI VIẾT

 

  • Biên Khảo Nhạc Việt Nam , nhà xuất bản Bắc Đẩu, 362 trang , 1989, Paris, Pháp
  • Musiques du Monde (Nhạc thế giới) : với sự hợp tác của Michel Asselineau và Eugène Bérel, nhà xuất bản J-M Fuzeau, 360 trang, 3 CD, 1993, Courlay, Pháp
  • Musics of the World (Nhạc thế giới) : nhà xuất bản J-M Fuzeau, 360 trang, 3 CD, 1994, Courlay, Pháp . Bản dịch tiếng Đức được xuất bản năm 1996, bản dịch tiếng Tây Ban Nha xuất bản năm 1998.
  • Musiques et Danses Traditionnelles d’Europe (Nhạc và vũ truyền thống Âu châu) : với sự hợp tác của Michel Asselineau, Eugène Bérel và FAMDT, nhà xuất bản J-M Fuzeau, 380 trang, 2 CD, 1996, Courlay, Pháp .

 

DVD do TRẦN QUANG HẢI biên soạn

 

  • Le Chant Diphonique, (Hát đồng song thanh) 27 phút, với 2 bản (tiếng Pháp và tiếng Anh), nhà xuất bản CRDP của đảo Réunion, 2004. Đồng tác giả: Trần Quang Hải và Luc Souvet
  • Le Chant des Harmoniques (Bài hát bồi âm), 38 phút, bản tiếng Pháp, nhà xuất bản CNRS Audiovisuel, 2005, Meudon, Pháp . Đồng tác giả: Trần Quang Hải và Hugo Zemp
  • The Song of Harmonics, (Bài hát bồi âm) 38 phút , bản tiếng Anh, nhà xuất bản CNRS Audiovisuel, 2006, Meudon, Pháp. Đồng tác giả : Trần quang Hải và Hugo Zemp
  • Thèm’Axe 2 LA VOIX (Giọng), 110 phút, bản tiếng Pháp, nhà xuất bản Lugdivine, Lyon, 2006 . Tác giả : Patrick Kersalé với sự hợp tác của Trần Quang Hải .

 

   Dĩa hát của Trần Quang Hải đàn

 

VietNam: Tran Quang Hai & Bach Yen PLAYASOUND PS 33514,Paris 1979, col. Musiques de l’Asie Traditionnelle,vol.10.

  1. Cithare et chants populaires du Vietnam Tran Quang Hai & Bach Yen
  2. Music of Vietnam. LYRICHORD LLST 7337, New York, 1980.
  3. Vietnam/ Tran Quang Hai & Bach Yen. Studio SM 3311.97, Paris,1983 Grand Prix du Disque de l’Academie Charles Cros 1983.
  4. Vietnamese Dan Tranh Music Tran Quang Hai. LYRICHORD LLST 7375,New York, 1983.
  5. MUSAICA: chansons d’enfants des emigres. DEVA RIC 1-2,Paris,1984

Ngoài ra có 5 đĩa Compasdic, 4 đĩa CD làm nhạc nền cho các phim VN và nước ngoài.

 Trần Quang Hải sáng tác nhạc

Nhớ Miền Thượng Du  (Nostalgia of the Highlands) cho Đàn Tranh (1971)

Xuân Về (The Spring Is Coming Back) cho Đàn Tranh (1971)

Tiếng Hát Sông Hương (The Song of the Perfumed River) cho Đàn Độc Huyền (1972)

Ảo Thanh (The Magic Sound) cho Muỗng (1972)

Về Nguồn (Return to the Sources) hợp tác với nhạc sĩ Nguyễn Văn Tường, (1975)

Shaman cho Giọng, saxo, synthetizer (1982)

Hát Hai Giọng (Diphonic Song) cho hát đồng song thanh(1982)

Ca Đối Ca (Song vs Song) cho hát đồng song thanh (1982)

Tùy Hứng Muỗng (Improvisation of Spoons) for Spoons (1982)

Độc Tấu Đàn Môi Mông  (Solo of Mong Jew’s Harp) for đàn môi (1982)

Tiếng Hát Đàn Môi Tre (The Song of the Bamboo Jew’s Harp) for Đàn môi (1982)

Sinh Tiền Nhịp Tấu (Rhythm of Coin Clappers) for Sinh Tiền (1982)

Tiết Tấu Miền Thượng (Rhythm of the Highlands) for 2 Đàn Môi (1982)

Núi Ngự Sông Hương (Royal Mount and Perfumed River) for Đàn Độc Huyền (1983)

Nam Bắc Một Nhà ( North and South, the Same House) cho Đàn Tranh  (1986)

Chuyển hệ (Modulation) cho Đàn Tranh(1986)

Trở Về Nguồn Cội (Return to the Origin) (electro-acoustical music – nhạc điện thanh) (1988)

Solo Thái cho Đàn Tranh  (1989)

Tambours 89 hợp tác vớiYves Herwan Chotard (1989)

Envol cho hát đồng song thanh (1989)

Chuyển hệ Ba Miền (Metabole on three regions) cho Đàn Tranh (1993)

Mộng Đến Vùng Việt Bắc (Dream of Viet Bac) cho Đàn Tranh (1993)

Vịnh Hạ Long ( Ha Long Bay) cho Đàn Tranh (1993)

Sông Hương Núi Ngự (The Perfumed River and the Royal Mount) cho Đàn Tranh (1993)

Tiếng Vang Đàn Trưng Tây Nguyên (Echo of the musical instrument Trung of the Highlands) cho Đàn Tranh (1993)

Nhớ miền Nam  (Nostalgia of the South) cho Đàn Tranh (1993)

Saigon-Cholon (Saigon-Cholon The Twin Cities) cho Đàn Tranh (1993)

Vĩnh Long thời thơ ấu (Vinh Long, My Childhood) cho Đàn Tranh (1993)

Cửu Long Giang thân yêu (the Beloved Mekong River) cho đàn tranh (1993)

Hồn Viêt Nam (The Soul of Viet Nam) cho đàn tranh (1993)

A Bali, on entend le genggong rab ncas (Ở Bali, người ta nghe đàn Môi) cho đàn Môi  (1997)

Paysage des Hauts-Plateaux (Phong cảnh Cao Nguyên) cho đàn Môi (1997)

Nostalgie au Pays Mong ( Nhớ vùng đất H’Mông) cho đàn Môi (1997)

Souvenir à Alexeiev et Chichiguine (Kỷ niệm với Alexeiev và Chichiguine)  cho Đàn Môi(1997)

Bachkir-Bachkirie (Bashkir-Bashkiria) cho đàn Môi (1997)

Orient-Occident (Đông – Tây) cho đàn Môi (1997)

Souvenir de Norvege (Kỷ niệm xứ Na Uy) cho đàn Môi (1997)

VietNam, mon Pays (Việt Nam, quê hương tôi) cho đàn Môi (1997)

Tuva! Tuva! (Tuva! Tuva!) cho đàn Môi (1997)

La Mélodie des Harmoniques (Giai điệu của bồi âm) cho đàn Môi  (1997)

Ambiance des Hauts-Plateaux du Vietnam (Không Khí Cao Nguyên Việt Nam) cho đàn Môi (1997)

Echo des montagnes (Tiếng Vang Núi Rừng) cho đàn Môi (1997)

Taiga mysterieux (Taiga Huyền Bí) cho đàn Môi (1997)

Le Saut des Crapauds (Cóc nhảy) cho đàn Môi (1997)

Harmonie des Guimbardes (Hòa âm Đàn Môi) cho đàn Môi (1997)

L’Univers harmonique (Vũ Trụ bồi âm) cho đàn Môi (1997)

Consonances ! (Cộng Hưởng !) for Jew’s Harp (1997).

VietNam, My Motherland (Việt Nam , Quê Mẹ của Tôi) cho đàn Môi  (1998)

Welcome to Molln Jew’s Harp Festival 1998 (chào mừng đại hội liên hoan đàn Môi tại Molln)  for Jew’s Harp (1998)

Điều đặc biệt mà ít người viết đề cập đến,  anh là nhạc sĩ đàn tranh trên 50 năm với hơn 20 đĩa hát về đàn tranh được phát hành ở Pháp, Mỹ, Ý.. . Không có một nhạc sĩ đàn tranh nào ở VietNam cũng như ở hải ngoại có số lượng đĩa hát về đàn tranh nhiều như vậy . Đặc biệt là dĩa “Cithare VietNamienne (le Dàn Tranh) par Trần Quang Hải, do hãng Le Chant du Monde phát hành năm 1971 tại Paris . Đặc điểm của dĩa hát này là có 4 trang lớn về lịch sử  đàn tranh, giải thích về kỹ thuật đàn tranh , bảng đối chiếu các loại đàn tranh Á Châu . Thêm vào đó anh đàn bài  “Phong xuy trịch liễu” của ông cậu Năm, Nguyễn Trí Khương (cho tới nay không thấy nơi nào đàn bài này )

Trần Quang Hải là nhạc sĩ Việt Nam tham gia nhiều nhất Ngày Lễ Âm nhạc do Pháp đề xướng từ lúc đầu tiên vào năm 1982, rồi năm 1984, 1985 , 1987, 1989 tại Paris, rồi năm 1991 tại đảo La Réunion, rồi năm 2000, 2001 tại Paris, năm 2002 tại Beirut (Lebanon)

Trần Quang Hải  là nhạc sĩ Việt Nam duy nhất đàn nhạc phim của các nhà viết nhạc phim  Pháp như Vladimir Cosma, Philippe Sarde, Maurice Jarre, Gabriel Yared, Jean Claude Petit , và trình diễn những nhạc phẩm đương đại của các nhà soạn nhạc như Nguyễn Văn Tường, Bernard Parmegiani, Nicolas Frize, Yves Herwan Chotard.

Những đóng góp cụ thể cho Việt Nam

Tham dự làm hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể cho Việt nam (Quan Họ (2006), Ca Trù(2006), Hát Xoan Phú Thọ (2009) , Đờn ca Tài tử nam bộ(2010), Hát ví giặm Nghệ Tĩnh (2011) hát then Tày Nùng Thái (2013), hát bài chòi (2015) , hát chầu văn (2016)

Thành viên danh dự của Viện âm nhạc Việt Nam , Hà Nội (2005)

Hội kỷ lục Việt Nam phong tặng NS là “Vua Muỗng” vào năm 2010 , và “Ngươi Việt Nam trình diễn đàn môi Việt Nam tại nhiêu quốc gia nhứt trên thế giới” (2012)

Hiến tặng 1000 quyển sách nghiên cứu dân tộc nhạc học và 1.000 dĩa hát các loại nhạc dân tộc năm châu cho Viện Âm nhạc Việt Nam ở Hà Nội vào năm 2017.

Dù ít có dịp về biểu diễn ở Việt Nam nhưng GS- NS Trần Quang Hải  và ca sĩ Bạch Yến là những “nghệ sĩ hát rong” trên mọi miền đất nước của quê người,                              truyền bá nhạc dân tộc mình bằng tất cả sự đắm say nghệ thuật và với tấm lòng luôn hướng về quê cha, đất tổ.

TP Hồ Chí Minh tháng 5/ 2018

K.Q

* Tư liệu do GS- NS Trần Quang Hải cung cấp