TRẦN VĂN KHÊ : ÂM VÀ DƯƠNG TRONG ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG

ÂM VÀ DƯƠNG TRONG ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG

bat quai

Khi nói đến âm dương, chúng tôi không nghĩ đến thuyết âm dương trong Kinh dịch của Trung Hoa mà muốn đề cập về tư tưởng triết lý của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa, thể hiện ngay trên chiếc trống đồng do tổ tiên chúng ta chế tạo vào thế kỷ thứ 6, thứ 7 trước Công nguyên. Các nhà nghiên cứu đã nhận ra trên mặt chiếc trống đồng có những hình ảnh mô tả sinh hoạt của người dân sống vào thời kỳ xa xưa ấy, đồng thời có chạm khắc hình các con thú, đặc biệt là hươu và cá. Con hươu tượng trưng cho núi, cá tượng trưng cho nước, vốn là hai yếu tố vô cùng quan trọng đối với người Việt.

tvk am duong 2

Chúng ta vẫn dùng hai chữ giang sơn để chỉ đất nước, điều này cho thấy núi với nước tuy hai mà một. Liên hệ đến lịch sử của dân tộc, chúng ta thấy có huyền thoại con Rồng cháu Tiên, tượng trưng cho hai yếu tố nước và núi. Hoặc truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh đề cập đến việc người xưa bảo vệ đất nước chống thiên tai, trong đó núi và nước giúp chúng ta xác định rõ tư duy và quan niệm sống của dân tộc cho rằng vũ trụ có được do sự phối hợp của hai yếu tố âm và dương, tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau. Lưỡng phân mà lưỡng hợp: đó chính là một trong những tư tưởng triết lý của Việt Nam – như cố giáo sư Trần Quốc Vượng thường nói.

tvk 3tvk 4.jpg

Quan điểm âm dương bàng bạc trong mọi sinh hoạt của đời sống người Việt, từ cách ăn uống hàng ngày cho đến cách chữa bịnh trong y học. Ở đây chỉ xin nêu ra một số nhận xét trong lãnh vực âm nhạc để làm sáng tỏ tư tưởng lưỡng phân, lưỡng hợp đó.

Đi từ cụ thể đến trừu tượng, chúng ta thử xem trong nhạc khí, trong bài bản và trong cách biểu diễn, quan điểm âm dương được thể hiện như thế nào trong âm nhạc truyền thống Việt Nam.

Nhạc khí

tvk 5

Trước hết, hãy xem qua bộ môn Ca trù. Một nhóm Ca trù thường có ba người, người ngồi giữa là đào nương vừa hát vừa nhịp phách. Phách là một thanh tre hay một miếng gỗ được gõ bằng hai cái dùi, một dùi tròn có chuôi nhọn và một dùi chẻ làm hai, tượng trưng cho dương và âm. Tiếng chuyên môn trong giới Ca trù thường gọi hai dùi này là phách cái và phách con. Quan điểm cái với con cho thấy nữ với nam là hai giới khác nhau mà bổ sung cho nhau. Gõ phách là một nghệ thuật rất cao, âm thanh phát ra một tiếng trong một tiếng đục, một tiếng cao một tiếng thấp, một tiếng mạnh một tiếng nhẹ, cũng chính là tiếng dương và tiếng âm. Trên thế giới, chưa có loại dùi nào tuy một đôi mà lại khác biệt nhau từ hình thức cũng như trong cách gõ như thế.

tvk 6

Phách ca trù – tiếng phách độc nhứt vô nhị trên thế giới

Một bộ môn khác là Nhạc lễ, với dàn ngũ âm (năm nhạc sĩ sử dụng năm nhạc khí khác nhau) trong đó có hai trống nhạc đóng vai trò rất quan trọng. Cặp trống này được gọi là trống đực và trống cái tức đã bao hàm ý tưởng dương và âm.

tvk 7.jpg

Dàn nhạc lễ Gò Vấp

Màu âm của tiếng trống trong Nhạc lễ được sử dụng vô cùng tinh vi. Chẳng hạn như tang, thờn, tùng, thùng khi đánh vào giữa mặt da dùng để đánh nhịp hay để chấm câu. Tong, táng, tỏng khi đánh vào vành da, đây là cách đánh sáng và tiếng trống đó gọi là tiếng dương.

tvk 8

Khi đánh âm táng hay tong liên hồi diễn tả sự sôi động của tâm hồn hoặc tâm trạng giận dữ, hốt hoảng. Tịch là một dùi chặn, một dùi đánh vào giữa mặt da, khi nhân vật biểu lộ sự ngạc nhiên, suy nghĩ hay do dự, có khi nghẹn ngào, uất ức. Đây là cách đánh tối và tiếng trống này là tiếng âm. Thông thường trong biểu diễn luôn luôn có tiếng âm và dương trộn lẫn với nhau chớ không đơn thuần tiếng trống âm hay dương mà thôi.

Bài bản

Trong xã hội nông thôn ngày xưa, thanh niên thiếu nữ lớn lên khi bắt đầu tham gia việc nhà nông ngoài ruộng đồng thường trao đổi những câu hò khi đang lao động hay trong lúc nghỉ ngơi. Đây là sinh hoạt văn hoá đặc sắc trong dân gian hình thành một gia sản văn học vô cùng phong phú.
Ngay trong cách sáng tạo câu hò đã thể hiện rõ quan điểm âm dương, thông thường luôn có một vế trống và một vế mái, có khi gọi là câu xô và câu kể. (Do đó mà khi ta nghe nói câu hò mái hai, mái ba, có nghĩa là một câu có một câu trống và hai hoặc ba câu mái – hoặc hai hay ba đoạn kể – chứ chữ mái ở đây không có nghĩa là mái chèo). Nội dung nhiều câu hò cũng chứa đựng sự gặp gỡ âm dương, chẳng hạn như:

Nhớ nàng như bút nhớ nghiên
Như mực nhớ giấy, như thuyền nhớ sông

Hình dáng của bút và nghiên ở đây tượng trưng cho nam và nữ, như thế trong câu đó đã phảng phất dương và âm, cũng như thuyền là dương mà sông là âm.

Trong các bài bản Nam xuân, Nam ai của Ca nhạc tài tử thì có những lớp gọi là lớp trống hay lớp mái cũng hàm ý nhắc đến quan điểm âm dương.

Từ quan điểm âm dương nảy sanh ra những bài bản dài ngắn khác nhau như lưu thủy trường và lưu thủy đoản, những bản trước và sau mang tên ngũ đối thượng, ngũ đối hạ (thượng và hạ đồng nghĩa với trên và dưới), hoặc một bản mau, một bản chậm như phú lục và phú lục chậm.

Cách biểu diễn

Trong truyền thống Ca trù, người ca phải là đào nương, ả đào, người đờn phải là nam gọi là kép, rất hiếm khi có phụ nữ đờn đáy cho đào nương ca.

tvk 9

Trong loại hát Đối ca nam nữ thì – như tên đã gọi – người hát hai bên phải là khác phái. Trong khi đối ý, nếu bài hát xướng là Lên non hay Lên rừng thì bài hát họa phải là Xuống sông hay Xuống bể và quan điểm lên, xuống cũng từ âm, dương mà ra.

Trong truyền thống Quan họ, liền anh luôn luôn cầm cây dù còn liền chị thì tay cầm chiếc nón quai thao, một vật nhọn một vật tròn cũng là thể hiện quan điểm âm dương.

TVK 10

Trong loại múa dân gian, khi cầu cho được mùa – theo chuyên gia Lâm Tô Lộc – phía nam phải cầm cây tre nhọn còn bên nữ thì cầm mo cau. Cả hai vật này đều mang hình dáng ẩn dụ tượng trưng cho nam và nữ.

Trong Ca nhạc tài tử, khi hòa đờn thì luôn luôn lựa tiếng thổ (trầm và đục) để hòa với tiếng kim (cao và trong) cũng từ quan điểm âm dương mà ra.

Tóm lại, nếu nhìn những sự kiện trong âm nhạc với đôi mắt và tâm hồn thấm nhuần triết lý âm dương trong cuộc sống của dân tộc Việt Nam nói riêng và của châu Á nói chung, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều điều thú vị hơn là chỉ đơn thuần nghe âm thanh bằng đôi tai và nhìn sự vật bằng đôi mắt.

GSTS TRẦN VĂN KHÊ

 

HỒ NHỰT QUANG : THƯ CẢM ƠN TẤT CẢ QUÝ VỊ ĐÃ ĐẾN THAM DỰ LỄ GIỖ CỐ GS.TS TRẦN VĂN KHÊ

THƯ CẢM ƠN TẤT CẢ QUÝ VỊ ĐÃ ĐẾN THAM DỰ LỄ GIỖ CỐ GS.TS TRẦN VĂN KHÊ
nguyen nha tran quang hai nguyen dac xuan.jpg
Nguyễn Nhã, Trần Quang Hải, Nguyễn Đắc Xuân

Kính thưa quý Thầy Cô cùng tất cả quý vị tri âm,
Mãi tới hôm nay Solomonvietnam mới có đủ thời gian ngồi viết lại một bức thư xem như lời tri ân tất cả quý vị đã dành thời giờ quý báu đến với lễ giỗ cố GS-TS TRẦN VĂN KHÊ ngày 21/06/2016-22/06/2016 tại Vĩnh Kim vừa qua.

Lễ hội đã thành công, thành công nhờ vào công lao to lớn của tất cả quý vị. Trước hết, xin cảm ơn chú Trần Quang Hải đã cố gắng sắp xếp dù rất bận rộn và tuổi cao sức yếu nhưng đã về được tham dự cho tròn hiếu đạo, hòa vào nghĩa lớn của tất cả môn sinh và những người mộ điệu. Cảm ơn gia đình Bác Nguyễn Tri Triết đã hậu cần ẩm thực cho tất cả mọi người. Cảm ơn các nghệ sỹ, nhạc sỹ, các nhà nghiên cứu, quý vị học giả đã dành thời gian đến dự và đóng góp tiết mục đặc sắc diễn bằng tất cả tấm lòng. Nhớ nhất là em gái Tú Sương, trong lúc quá bận với các show diễn và bị cảm nặng, vậy mà em đã vượt qua tất cả để đến trước là phụng cúng Thầy trọn lễ và diễn quá xuất sắc các tiết mục làm ai cũng thán phục tài năng xứng danh nghệ sỹ ưu tú! Điều trân quý khác nữa là chị Phạm Thị Huệ- nghệ nhân ca trù của đất Thăng Long cũng đã dành thời gian từ Hà Nội bay vào cùng với con gái để dâng tặng đồng bào miền Nam những giai điệu tuyệt vời, trầm ấm, cổ xưa…Còn nữa, còn nữa những bài thơ, những lời chia sẻ đầy xúc động khi nhớ về người Thầy kính yêu và thương lắm thay những lời ru- tiết tấu âm thanh đầu đời của nhân sinh.

Ngay chính giữa sân khấu, hình bóng Thầy vẫn uy nghiêm trầm tư và rất hiền hòa…ấy chính là tác phẩm điêu khắc độc đáo của Nhà điêu khắc Nguyễn Sang và Kim Thanh (Q.10-TPHCM). Cả hai cô chú trịnh trọng đưa tượng Thầy về Vĩnh Kim và nhắc lại những kỷ niệm về Thầy khiến ai cũng xúc động. Solomonvietnam còn được cô chú cho xem bút tích của Giáo sư Khê viết về cô chú và một bài thơ. Phần sống động và thế hoành tráng của chương trình là nhờ đội múa do chị Vân Anh đưa đến. Đó là những bài múa truyền thống có tính chọn lọc cao và đầy ý nghĩa.

Cảm ơn các bạn phóng viên báo chí, quý đài đã đến quay phim ghi hình đăng tải thông tin truyền bá về ngọn lửa tình yêu văn hóa của bậc Thầy cao quý GS.TS Trần Văn Khê. Không biết nói gì hơn là xin được khắc ghi tất cả tình cảm trân trọng của quý vị đã dành cho người Thầy kính yêu. Với ước mong Thầy vẫn sống mãi trong lòng mỗi chúng ta, với ước mong ngày giỗ của Thầy luôn là ngày Hội văn hóa để nhắc nhở những giá trị cao đẹp của văn hóa-âm nhạc dân tộc, để tất cả chúng ta có thể tự hào chúng ta là người Việt Nam-một dân tộc mang bản sắc tình cảm hòa hiếu, đoàn kết và nghĩa tình, rất mong sau ngày giỗ này tất cả chúng ta sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa làm sáng tỏ những giá trị ấy.

Xin được trân trọng và cảm ơn tất cả quý vị, xin kính chúc quý vị sức khỏe luôn dồi dào, vạn sự an khương thường lạc.

Trân trọng,
Diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang (Solomonvietnam)
Lúc 16:30 ngày 26/06/2016 Sài Gòn TPHCM-Việt Nam

– avec Nha Nguyen.

GS Trần Quang Hải – Tiếp bước người cha | VTC

GS Trần Quang Hải – Tiếp bước người cha | VTC

Published on Jul 20, 2016

VTC | Gặp gỡ giáo sư Trần Quang Hải trong thời gian ông trở về Việt Nam trong ngày giỗ cha của mình là cố nghệ sĩ nhạc cổ truyền Việt Nam, Giáo sư Trần Văn Khê.

TRAN QUANG HAI’s photos of his childhood

6

Thủy Tiên, Minh playing the mandolin, Hải playing the banjo, Thủy Ngọc, in Vĩnh Long , 21 march 1954

7

Tran Quang Hải, Trần Quang Minh, Trần thị Thủy Tiên & Trần Thị Thủy Ngọc with their mother Nguyễn Thị Sương , in Vĩnh Long, South Vietnam, 1951

4

Trần Văn Khê & Nguyễn Thị Sương , 1943

1.jpg

Trần Văn Khê & his mother Ba Khe ma Suong chup o VL voi Hai Minh Tien(1).jpg

Trân Văn Khê, his wife Nguyễn Thị Sương with her daughter Thủy Tiên, Trần Quang Minh , and Trần Quang Hải, Saigon, 1949

3.jpg

Trần Văn Khê & Nguyễn Thị Sương during their wedding, 1943

8.jpg

Trần Văn Khê & Trần Quang Hải , in front of the UNESCO in Paris, 1971

Hình kỷ niệm với Thanh Hiệp & Thúy Hoan ,vào dịp 35 năm TIẾNG HÁT QUÊ HƯƠNG , 26.06.16

thanh hiep tqh thuy hoan 26.06.16 THQH

Gặp lại GS Trần Quang Hải tại chương trình Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập CLB Tiếng Hát Quê Hương. Anh đến xem và ngồi ở hàng ghế danh dự, nơi mà Thầy Khê đã từng ngồi dự khán những buổi trình diễn của Tiếng hát Quê Hương. Nhìn từ phía sau lên với vóc dáng thân quen, cứ ngỡ như Thầy vẫn đang hiện diện trong khán phòng Hội trường A Cung VHLĐ TP. Nhớ biết bao những lần được nghe Thầy Khê nói về âm nhạc dân tộc trong khuôn khổ những buổi trình diễn của Tiếng hát Quê Hương. Thầy vẫn hiện diện mãi trong lòng những khán giả đã yêu mến chiếc nôi âm nhạc dân tộc này. Các thế hệ nghệ sĩ, nhạc công, ca sĩ và các học viên của Tiếng hát Quê Hương vẫn luôn nhớ về người Thầy đáng kính.

THANH HIỆP

photo by Thanh Hiệp