Archives pour la catégorie DI NGUYÊN TRÂN VĂN KHÊ

GS. Trần Quang Hải xúc động cảm tạ thành viên ban tang lễ GS. Trần Văn Khê

GS. Trần Quang Hải xúc động cảm tạ thành viên ban tang lễ GS. Trần Văn Khê

GS. Trần Quang Hải xúc động cảm tạ thành viên ban tang lễ GS. Trần Văn Khê

Hãn Nguyên Nguyễn Nhã Greater Peace Foundation

Published on Aug 11, 2015

Phim tư liệu của Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã. Sau lễ chung thất (49 ngày) của cố GS. Trần Văn Khê, đại diện gia đình, trưởng nam GS. Trần Quang Hải đã xúc động bày tỏ mong muốn tiếp tục hiện thực hóa hoàn toàn di nguyện của GS. Trần Văn Khê như đã công bố trên báo Thanh Niên là xây dựng ngôi nhà riêng tọa lạc tại số 32 Huỳnh Đình Hai, quận Bình Thạnh (do Ủy ban Nhân dân Tp.HCM trao tặng ngày 06/01/2006) trở thành Nhà lưu niệm Trần Văn Khê phục vụ hoạt động bảo tồn và phát huy âm nhạc truyền thống Việt Nam đúng theo hợp đồng được ký kết giữa GS. Trần Văn Khê và Sở Văn hóa Thông tin Tp.HCM (đại diện lúc ký là bà Trương Ngọc Thủy và bà Nguyễn Thế Thanh, lần lượt là nguyên Giám đốc và Phó Giám đốc). https://youtu.be/_HCPJYcyS1c?list=PL8… * Tham khảo: Những vần thơ thi hóa Di nguyện của GS.TS. Trần Văn Khê do Hãn Nguyên Nguyễn Nhã biên soạn ngày 19/06/2015, NSƯT Hồng Vân hát bằng các làn điệu dân ca ba miền. Youtube: https://youtu.be/TzKAx4WyHQY Soundcloud: https://soundcloud.com/hannguyennguye… Lời thơ và toàn văn di nguyện: http://www.hannguyennguyennha.com/am-… * Để góp phần vinh danh giáo sư, Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã sẽ lần lượt công bố những thước phim tư liệu quý về những phát biểu và trả lời phỏng vấn riêng của giáo sư trong suốt hành trình hơn nửa thế kỷ đồng hành cùng phong trào bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống Việt Nam tại trang tưởng niệm Giáo sư Trần Văn Khê: http://www.hannguyennguyennha.com/tuo…

Nguyễn Văn Danh : BẢN DI NGUYỆN CỦA NS TRẦN VĂN KHÊ

https://cafevannghe.wordpress.com/2015/06/16/ban-di-nguyen-cua-ns-tran-van-khe/

BẢN DI NGUYỆN CỦA NS TRẦN VĂN KHÊ

 

9 Tr Van Khe 5BẢN DI NGUYỆN CỦA

GS-TS TRẦN VĂN KHÊ

TRƯỚC KHI QUA ĐỜI

Qua những thân tình với GS-TS Trần Quang Hải, PV Thanh Niên được ưu tiên tiếp cận Bản di nguyện của GS-TS Trần Văn Khê. Ít ai ngờ rằng ông cụ đã sắp đặt chuyện hậu sự của chính mình một cách thật bình tĩnh, thanh thản…

Qua trao đổi giữa PV và các vị trong tiểu ban tang lễ (dự kiến) trong buổi gặp gỡ chiều 11./6 tại tư gia của GS-TS Trần Văn Khê, theo đó PV được phép công bố Bản di nguyện với chữ ký trên từng tờ văn bản của GS-TS Trần Quang Hải và 2 vị cố vấn: nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đắc Xuân và ông Trần Bá Thùy. Do Bản di nguyện khá dài và có nhiều mục là chuyện riêng tư trong gia đình nên người viết xin lược ghi những ý chính, như sau :

“Hôm nay, ngày 5 tháng 6 năm 2015. Tôi tên: Trần Văn Khê. Sinh năm: 1921. Passport số: D5456230. Cấp tại: Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Địa chỉ cư ngụ: 32 Huỳnh Đình Hai, P.24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM.

Tran Q HaiTôi lập Bản di nguyện này trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn và hiểu rõ các vấn đề mà tôi nêu ra dưới đây, đó là những ước mơ của tôi về lễ an táng và các vấn đề hậu sự khi tôi phải lìa đời, vĩnh viễn ra đi.

1/. Người chủ tang sẽ là con trai trưởng nam của tôi: Trần Quang Hải, được toàn quyền quyết định mọi việc… Để giúp việc cho chủ tang, tôi đề nghị lập một tiểu ban tang lễ gồm: nhà văn – nhà báo Nguyễn Đắc Xuân, ông Trần Bá Thùy và bà Lý Thị Lý.

2/. Về nghi thức an táng, tuy tôi không theo một tôn giáo nào, nhưng tôi muốn được an táng theo nghi thức Phật giáo. Thượng tọa Thích Lệ Trang sẽ là người chủ tế cho nghi thức an táng.

3/. Ban nhạc lễ do nhạc sĩ Nhất Dũng phụ trách (nhạc sĩ Nhất Dũng phải phối hợp với thầy Lệ Trang để tổ chức nghi lễ).

4/. Một dàn nhạc đờn ca tài tử gồm những bạn thân đồng điệu và môn sinh của tôi sẽ hòa tấu một buổi đặc biệt trong tang lễ (lưu ý: trong mỗi hơi của điệu thức chỉ cần đánh một vài bài thôi). Những bộ môn nhạc truyền thống khác có thể đến viếng và biểu diễn, tuy nhiên cần ngắn gọn để đừng mất nhiều thời gian.

5/. Tôi ước ao linh cữu của tôi sẽ được quàn tại tư gia số 32 Huỳnh Đình Hai, P.24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM.

6/. Thời gian quàn từ 1 tuần lễ cho đến 10 ngày để các con, các cháu, bạn bè thân thuộc của tôi ở xa có thời gian về kịp dự tang lễ…

9 Tr Van Khe 37/. Tôi ước ao sẽ được hỏa táng, nơi hỏa táng sẽ do ban tang lễ quyết định. Hũ tro mang về để tại tư gia tôi đang sống, dưới bàn thờ ông bà. Nếu vì một lý do gì không để được hũ tro tại tư gia của tôi thì các con tôi cùng ban tang lễ sẽ quyết định nơi nào lưu trữ thuận tiện nhất.

8/. Về các chi phí để lo tang lễ thì sử dụng tiền mặt của tôi hiện có tại nhà. Nếu thiếu thì Trần Thị Ngọc Thủy – con gái út của tôi sẽ lấy tiền trong sổ tiết kiệm của tôi tại VN để thanh toán chi phí an táng. Riêng tiền phúng điếu thì ban tang lễ có thể sử dụng số tiền này để lập một quỹ học bổng hoặc giải thưởng Trần Văn Khê để hằng năm phát cho người được giải thưởng nghiên cứu về âm nhạc truyền thống VN.

9/. Về ngôi nhà và các vật dụng trong nhà: Theo hợp đồng được ký kết giữa tôi và cháu Trương Ngọc Thủy, cháu Nguyễn Thế Thanh (nguyên Giám đốc và Phó giám đốc Sở VH-TT TP.HCM) “khi tôi vĩnh viễn ra đi, lúc ấy ngôi nhà này sẽ được sử dụng để làm Nhà lưu niệm Trần Văn Khê”… Những hiện vật dính vào đời sống nghề nghiệp của tôi đem từ Pháp về như: tất cả sách vở, báo chí, phim ảnh, đĩa hát các loại, các nhạc khí, máy ghi hình, ghi âm, máy cassette, máy chuyển tư liệu nghe nhìn, tranh, hình ảnh… giao lại cho ban quản lý nhà lưu niệm giữ… Riêng trang blog spot, Facebook trước đây do cháu Khánh Vân tạo và quản lý cho tôi trên 10 năm. Khi tôi qua đời, cháu sẽ tiếp tục được quản lý và phổ biến tư tưởng của tôi. Không được dùng tư liệu đó vào mục đích thương mại…

10./ Tôi ước ao những thủ tục vào đọc sách, tham khảo tư liệu tại Thư viện Trần Văn Khê được dễ dàng cho những người đến thư viện đọc và nghiên cứu. 9 Tr Van Khe 2Lưu ý: những tư liệu này chỉ dùng vào công việc nghiên cứu và phổ biến văn hóa, không được dùng vào việc thương mại.

11/. Tôi ước mong sau khi tôi vĩnh viễn ra đi, cháu Nguyễn Thị Na – người đã tận tình giúp việc cho tôi trên 10 năm, đã tự tay chăm sóc ngôi nhà này và biết rất rõ những sinh hoạt của tôi trong căn nhà này, được tiếp tục ở lại giúp cho người quản lý Nhà lưu niệm Trần Văn Khê sau này.

Trên đây là những ước mơ của tôi về nghi lễ an táng và việc sử dụng sự nghiệp tinh thần, các vật dụng của tôi để lại vào việc bảo tồn và phổ biến văn hóa truyền thống VN, đúng theo nguyện vọng và hoài bão của tôi.

Sinh ra từ nôi ngũ cung

Ở tuổi 95, GSTS Trần Văn Khê đang lâm trọng bệnh, hiện nằm trong Khoa Hồi sức đặc biệt Bệnh viện Nhân dân Gia Định.

Nói đến cái tên Trần Văn Khê thì không chỉ người VN mà cả những người nổi tiếng đang hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc của thế giới đều biết, ông là người đã tâm huyết dành trọn cuộc đời của mình cho dân ca – dân nhạc VN. Không chỉ có thế, Trần Văn Khê còn là một “tượng đài” sừng sững, uyên bác về âm nhạc truyền thống của rất nhiều quốc gia khác trên thế giới, nhất là các nước Á – Phi.

9 Tr Van Khe 8Để làm được điều này, cách đây hơn nửa thế kỷ, lúc còn là một sinh viên du học bên Pháp, Trần Văn Khê đã đặt ra mục tiêu cho đời mình: “Sống nơi đất khách quê người, tôi đã tự đặt cho mình một nhiệm vụ là ra sức sưu tầm, nghiên cứu những gì có liên quan đến âm nhạc truyền thống VN qua chiều dài thời gian và chiều rộng không gian… Để thực hiện được hoài bão của mình, tôi đã tìm tòi học hỏi nền âm nhạc các nước cùng chung một vùng văn hóa, bắt đầu từ các nước láng giềng đến hầu hết các nước châu Á và xa hơn nữa để so sánh, đối chiếu rồi từ đó nhận thức những điểm tương đồng hoặc khác biệt… Được tiếp xúc với nhiều nền âm nhạc sâu sắc khắp hoàn cầu, nhưng tôi vẫn một lòng hướng về âm nhạc truyền thống VN…” (trích Lời tựa Hồi ký Trần Văn Khê, NXB Thời Đại & Phuongnam Book).

Gia đình 4 đời nhạc sĩ

Trần Văn Khê sinh năm Tân Dậu (1921), tại làng Đông Hòa, tổng Thuận Bình, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc Tiền Giang) trong một gia đình có truyền thống 4 đời là nhạc sĩ (cổ nhạc), gồm ông cố nội Trần Quang Thọ (xuất thân từ ban nhạc cung đình Huế, vào nam lập nghiệp), ông nội Trần Quang Diệm cũng nối nghiệp cầm ca, cha là Trần Văn Chiều (Bảy Triều) giỏi cả đờn cò lẫn đờn bầu, đặc biệt xuất sắc ở ngón đờn kìm. Ông Bảy Triều chế ra cách lên dây tố lan còn truyền tụng cho đến ngày nay. Cố ngoại của Trần Văn Khê là danh tướng Nguyễn Tri Phương, ông ngoại tên Nguyễn Tri Túc là một điền chủ mê âm nhạc, nuôi nhạc sĩ trong nhà để dạy đờn cho các con, nên các cậu ruột của Trần Văn Khê là Nguyễn Tri Lạc, Z Tr V Trach 5Nguyễn Tri Khương, Nguyễn Tri Ân đều sử dụng thành thạo các nhạc cụ cổ truyền…

Ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, thai nhi Trần Văn Khê đã được cậu Năm (Nguyễn Tri Khương) ngày nào cũng thổi sáo, đánh đờn cho nghe, gọi là phương pháp “giáo thai”. Sinh ra trong một cái nôi âm nhạc như thế, nên âm nhạc cổ truyền đã thẩm thấu vào máu thịt Trần Văn Khê. 6 tuổi cậu đã chơi được đờn kìm và đờn cò… Năm Trần Văn Khê được 9 tuổi thì mồ côi mẹ, năm sau người cha cũng qua đời. Ông và hai em (Trần Văn Trạch, Trần Ngọc Sương) được người cô thứ ba là Trần Ngọc Viện (bà Ba Viện) đem về nuôi (còn có tên Trần Ngọc Diện). Bà Ba Viện là người có ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của “nhà bác học” Trần Văn Khê sau này…

Chàng nhạc trưởng của dàn nhạc sinh viên

Năm 1942, Trần Văn Khê ra Hà Nội học y khoa. Tại đây ông cùng các sinh viên gốc Nam bộ như Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Nguyễn Thành Nguyên… hoạt động âm nhạc rất tích cực trong Tổng hội Sinh viên. Riêng Trần Văn Khê với khả năng cảm nhạc xuất sắc đã được đề cử làm nhạc trưởng cho một ban nhạc sinh viên. 9 Tr Van Khe 4Thời kỳ này Lưu Hữu Phước vừa có những bản hùng ca đầu tay như: Người xưa đâu tá, Bạch Đằng giang, Ải Chi Lăng… nên Trần Văn Khê đã lồng những ca khúc của Lưu Hữu Phước vào các chương trình biểu diễn nhằm quảng bá các bài hát của bạn mình đến với công chúng, đồng thời gián tiếp khơi gợi lòng yêu nước của một dân tộc đang bị thực dân Pháp cai trị. Báo La Volonté Indochinoise nhận xét: “VN có một sinh viên trẻ tuổi chỉ huy dàn nhạc với phong cách một nhạc sĩ nhà nghề”.

Thời gian này, Trần Văn Khê và nhóm Hoàng Mai Lưu (Huỳnh Văn Tiểng, Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước) còn hợp tác với Đoàn kịch Anh Vũ của nhà thơ Thế Lữ trong vở Tục lụy (Khái Hưng viết kịch, Thế Lữ chuyển thành kịch thơ, nhưng ngại nếu ngâm thơ từ đầu đến cuối khán giả sẽ chán nên nhờ Lưu Hữu Phước phổ nhạc vài đoạn để hát) cho Trường nữ nội trú Đồng Khánh (Hà Nội), sau đó Trường Áo Tím Sài Gòn (tiền thân của nữ sinh Gia Long, Nguyễn Thị Minh Khai bây giờ) cũng nhờ ê-kíp này dựng vở Tục lụy…

Năm 1943, chàng sinh viên trường thuốc Trần Văn Khê từ Hà Nội trở về quê để làm đám cưới với bà Nguyễn Thị Sương (vừa từ trần năm 2014). Họ có con trai đầu lòng là Trần Quang Hải vào năm 1944 (hiện ở pháp, cũng có học vị GS-TS âm nhạc học, người sáng tạo ra kỹ thuật hát đồng song thanh, đồng thời được xưng tụng là “vua đàn môi, đàn muỗng”…).

Năm 1949, Trần Văn Khê qua Pháp du học và đặt mục tiêu cho đời mình là chuyên tâm nghiên cứu âm nhạc truyền thống VN và thế giới, đồng thời quảng bá dân ca – dân nhạc VN với thế giới như đã nói ở trên… (theo Hà Đình Nguyên)

9 Tr Van Khe 9Người cô “đặc biệt” của Giáo sư Trần Văn Khê

Trần Ngọc Diện là ai ? Bà có công trạng gì mà ở Sài Gòn có một con đường đặt tên bà ở Q.2.

“Cô Ba tôi tên là Trần Ngọc Diện. Ngọc Diện tức là mặt đẹp như ngọc, chớ không phải Ngọc Viện như nhiều người lầm tưởng. Do khi đi làm khai sanh, người trích lục ghi nhầm nên từ Ngọc Diện bị đổi thành Ngọc Viện. Cô ba tôi rất không vui vì sự nhầm lẫn này”. Mở đầu câu chuyện, GS Trần Văn Khê đã đính chính cho họ tên người cô ruột.

Thế hệ ngày nay biết về bà chỉ trong mấy dòng sơ lược khi đọc quyển sách Phụ nữ Nam bộ thành đồng do Bảo tàng Phụ nữ biên soạn và ấn hành năm 1989: “Đoàn hát “Đồng nữ” được tổ chức năm 1927 tại tỉnh Mỹ Tho do bà Trần Ngọc Viện (cô ba Viện)… Cô Ba từng là giám thị của một trường nữ công tại Sài Gòn, rất khéo tay trong thêu may, nấu nướng mà lại am hiểu âm nhạc dân tộc. Chủ trương của tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí Hội đưa cô ba Viện ra lập đoàn hát “Đồng nữ” một mặt để làm tài chánh cho đoàn thể, mặt khác để tuyên truyền yêu nước và vận động phụ nữ tham gia cách mạng…”.

Theo GS Trần Văn Khê, đó là người phụ nữ sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. 9 Tr Van Khe 7Ngoài tài may vá, thêu thùa, cô Ba Diện còn có tài đờn tranh, đờn tỳ bà rất hay. Sau khi lấy chồng, sinh con đầu lòng không nuôi được, chồng cũng chết vì bệnh thời gian sau đó, cô Ba trở thành giáo viên dạy nữ công gia chánh trong trường Áo tím. Ông nội mất, cậu bé Trần Văn Khê buồn rầu, bỏ ăn, ngồi khóc suốt ngày. Thương cháu, cô Ba đưa cậu bé lên Sài Gòn. Mỗi khi đi dạy, sợ cháu không ai chăm sóc cô mang đi theo. “Nhờ vậy mà tôi được mấy chị nữ sinh thay phiên nhau ẵm và chọc cho tôi “nói lẽ”. Trước kia, ông nội tôi dạy hễ ai hỏi “Em đi học sau này lớn lên làm gì?” thì tôi trả lời: “Em học để lớn lên giúp nhơn quần xã hội”. Các chị cười to thích thú và tôi cứ tiếp tục trả lời như con két. Nhưng có lẽ những lời nói ấy cũng phần nào thấm vào tiềm thức của tôi, nên đến khi khôn lớn, trong việc chọn môn học hay công việc làm, tôi luôn nghĩ đến lợi ích chung hơn là lợi ích cho riêng mình”.

Năm 1926, đám tang cụ Phan Chu Trinh đã trở thành cuộc biểu dương lực lượng to lớn của phong trào yêu nước ở Sài Gòn và lục tỉnh, lôi cuốn hàng chục ngàn thanh niên, trong đó có nhiều phụ nữ. Cô Ba Diện vì tham gia đám tang mà không được tiếp tục dạy học nữa. Do giỏi nữ công gia chánh lại am hiểu âm nhạc dân tộc nên cô được tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng động chí Hội giao nhiệm vụ lập gánh hát “Đồng nữ”.

9 Tr Van Khe 6GS Trần Văn Khê kể tiếp : “Cô Ba tuyển đào kép nữ trong những gia đình nông dân; vừa là bầu gánh, vừa đạo diễn, tự thiết kế và may tất cả xiêm y. Cậu Năm tôi – ông Nguyễn Tri Khương – và một người gọi là thầy Hai vừa đặt tuồng, vừa dạy võ cho các chị. Gánh hát có chị Năm Trần Thị Ơi coi về kỷ luật, chị Tư Cầm và chị Ba Nhàn lo về quần áo và ăn uống cho cả gánh, anh ba Trần Văn Hòe lo việc bảo vệ và trật tự. Gánh hát lưu diễn khoảng hơn một năm từ làng đến tỉnh, từ tỉnh đến Sài Gòn, được khán giả rất ưa thích nhưng luôn bị bọn mật thám theo dõi. Đến năm 1929, chính quyền thuộc địa ra lệnh cấm gánh “Đồng nữ” hoạt động. Cô Ba chia xiêm y, dụng cụ cho diễn viên và về ở nhà ba má tôi tại Vĩnh Kim”.

Dưới sự bảo bọc của cô Ba Diện, cậu bé Trần Văn Khê dần dần trưởng thành, lên Sài Gòn học Trường Trương Vĩnh Ký, rồi ra Hà Nội học ĐH Y khoa. Năm 1943 ông về Nam, tham gia phong trào Cách mạng Tháng Tám. Dòng đời đưa đẩy ông rời Tổ quốc, phiêu bạt trên khắp vùng đất trên thế giới, mang theo hồn âm nhạc dân tộc truyền bá muôn phương… Trong vô vàn kỷ vật quý giá suốt cuộc đời gần một thế kỷ của mình, ông coi bức ảnh người mẹ kính yêu đã hy sinh tuổi xuân mình cho đại cuộc và cảnh cô Ba Diện chụp cùng chị em gánh hát “Đồng nữ” như tài sản vô giá.

“Tháng 6 năm 1994 tôi về thăm cô. Cô gặp tôi rất vui và nói rằng: “Cô thèm được nghe con hòa đờn với cậu Năm một lần, coi như tế sống cô vậy!”. Để làm vui lòng cô, hai cậu cháu cùng hòa đờn tài tử những điệu như: Nam xuân thanh thản, Nam ai u buồn… Khi trở lại điệu Bắc là điệu vui để kết thúc, nhìn cô đau ốm nằm trên chiếc ghế gật gù thưởng thức nhạc, hai cậu cháu nước mắt đầm đìa… Lần hòa đờn này để lại ấn tượng suốt đời, tôi đau lòng nghĩ rằng đây có lẽ là lần cuối cùng tôi còn được đờn cho người mà mình thương quý nhất nghe. 9 Tr Van Khe 1Cô Ba tôi không còn, từ đó căn nhà lá tại Vĩnh Kim nhờ mấy người chị bà con trông nom. Sau này, do bận nhiều việc nên tôi cũng chưa có dịp trở về thăm lại căn nhà đầy kỷ niệm thời thơ ấu trước khi sang Pháp…”, GS Trần Văn Khê rưng rưng.

Bất ngờ khi nghe tôi nói ở Q.2 có con đường mang tên Trần Ngọc Diện, mắt ông rực sáng. Ông muốn đến tận nơi và được đi trên con đường vinh danh tên tuổi người cô ruột của mình. Khi đứng dưới tấm biển đề tên Trần Ngọc Diện, kỳ lạ thay, tôi nhìn thấy khoảnh khắc thời thơ ấu trong ông bỗng ùa về trong dáng vẻ từng trải, lịch lãm của một con người nổi tiếng khắp thế giới, bỗng hình dung ra căn nhà lá trong vườn vú sữa Lò Rèn ở Vĩnh Kim năm nào, có cậu bé Trần Văn Khê đã nhiều lần phụng phịu khi bị cô Ba mắng yêu.(theo Trầm Hương)

Nguyễn Văn Danh chuyển tiếp

Đọc thêm bài (bấm vào đường dẫn sau đây) Quái Kiệt Trần Văn Trạch, người em ruõt của GSTS Trần Văn Khê, đã posted trên trang Một Thời Sài Gòn ngày 5/7/2010