Archives pour la catégorie trần văn khê

Cố Giáo Sư Trần Văn Khê – Người Đưa Âm Nhạc Cổ Truyền VN Ra Thế Giới

Cố Giáo Sư Trần Văn Khê – Người Đưa Âm Nhạc Cổ Truyền VN Ra Thế Giới

Cố Giáo Sư Trần Văn Khê – Người Đưa Âm Nhạc Cổ Truyền VN Ra Thế Giới

3,798 views•Apr 2, 2021901ShareSaveNgười Nổi Tiếng 1.36M subscribers

Cố Giáo Sư Trần Văn Khê – Người Đưa Âm Nhạc Cổ Truyền VN Ra Thế Giới Với giới mộ điệu, cố giáo sư – tiến sĩ Trần Văn Khê là “báu vật” của nước nhà. Ông chính là người đã có công nghiên cứu và quảng bá âm nhạc cổ truyền VN ra thế giới. Dù ở bất cứ nơi đâu, giáo sư Khê đều nói về giá trị đặc sắc của âm nhạc truyền thống và tầm quan trọng của việc giảng dạy, quảng bá, khai thác đúng nguyên tắc để bảo tồn và phát huy nó. Trên cả mục đích công việc, đó là hành động thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc của một người con hơn 50 năm bôn ba nơi xứ người.

Nguồn: vi.wikipedia.org, cafef.vn, dantri.com.vn, vnexpress.net, nongnghiep.vn, giadinh.net.vn, congly.vn, thanhnien.vn, tuoitre.vn

Hữu Trịnh : GS-TS Trần Văn Khê qua đời: Chuyện ít biết về vị tiến sĩ âm nhạc đầu tiên của Việt Nam

GS-TS Trần Văn Khê qua đời: Chuyện ít biết về vị tiến sĩ âm nhạc đầu tiên của Việt Nam

Thứ Tư, 24/06/2015 11:00 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) – Sau thời gian chống chọi với bệnh tật, GS-TS Trần Văn Khê đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 2h55 ngày 24/6/2015 tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, thọ 95 tuổi.
GS Trần Văn Khê nhập viện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) ngày 27/5, vài ngày sau đó ông lâm vào tình trạng nguy kịch. Đến 18/6, GS sư có dấu hiệu hồi tỉnh, nhưng vì tuổi già sức yếu, GS đã không thể vượt qua những cơn bệnh.
1. GS-TS Trần Văn Khê thuộc thế hệ cùng thời với các nhạc sĩ tân nhạc đầu tiên của Việt Nam như Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Văn Thương, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Phạm Duy… Nhưng nếu các nhạc sĩ nói trên đi vào con đường tân nhạc thì Trần Văn Khê là một nhà dân tộc nhạc học suốt đời sưu tầm, nghiên cứu và quảng bá âm nhạc truyền thống Việt Nam ra với bạn bè năm châu.

GS-TS Trần Văn Khê. Ảnh: Hữu Trịnh
Ông được xem là nhà hoạt động âm nhạc đã có rất nhiều công lao trong việc giới thiệu âm nhạc truyền thống Việt Nam đến với bạn bè thế giới. Bởi ông là thành viên của nhiều tổ chức âm nhạc quốc tế như: Hội đồng Quốc tế Âm nhạc thuộc UNESCO, Hội đồng Quốc tế Âm nhạc truyền thống, Hội đồng Quốc tế Giáo dục Âm nhạc, Hội đồng Quốc tế Nghiên cứu Âm nhạc, Hội Âm nhạc học, Dân tộc âm nhạc học, Hội Nhà văn (Pháp), Hội dân tộc âm nhạc học Mỹ, Hội Nghiên cứu âm nhạc truyền thống Nhật Bản, Hội Nghiên cứu âm nhạc Ấn Độ…
Ngoài ra, ông còn tham gia giảng dạy âm nhạc truyền thống Việt Nam ở nhiều trường đại học một số nước trên thế giới, tham gia nhiều hội thảo quốc tế về âm nhạc truyền thống với những tham luận về âm nhạc truyền thống Việt Nam…
GS Trần Văn Khê sinh năm 1921 tại làng Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Tiền Giang), ông là thế hệ thứ tư trong một gia đình có nhiều gắn bó với âm nhạc truyền thống.
Cụ cố nội là ông Trần Quang Thọ (nhạc công triều đình Huế). Ông nội là Trần Quang Diệm (Năm Diệm) chơi đàn kìm, tranh, tỳ bà. Cha của GS Trần Văn Khê là ông Trần Quang Triều (Bảy Triều) chơi được nhiều loại đàn nhưng ông Bảy Triều nổi tiếng trong giới nhạc tài tử Nam bộ với những ngón đàn kìm độc đáo trên hệ thống dây Tố Lan do ông sáng tạo ra. Cô ruột của GS Trần Văn Khê là bà Trần Ngọc Viện (Ba Viện) người sáng lập gánh hát Đồng Nữ Ban nổi tiếng ở Vĩnh Kim (Mỹ Tho). Ngoài ra GS còn một người em trai rất nổi tiếng – Trần Văn Trạch – được giới văn nghệ Sài Gòn thời đó phong là “quái kiệt”.
Năm 1942, Trần Văn Khê đi học “trường Thuốc” ở Hà Nội, nhưng năm 1943 ông trở về Sài Gòn theo phong trào “xếp bút nghiên”. Năm 1945 ông chính thức tham gia hoạt động cách mạng, được Huỳnh Văn Tiểng ký tên bổ nhiệm làm Nhạc trưởng quân đội Nam bộ với cấp Đại đội trưởng trong Cộng hòa vệ Binh và đi khắp vùng Đồng Tháp Mười.
Năm 1946 trở về Sài Gòn tham gia nhóm “kháng chiến tại thành”. Năm 1948 nhóm “kháng chiến tại thành” bị lộ, ôngbị bắt giam tại khám Catinat.
2. Năm 1949, Trần Văn Khê sang Pháp lánh nạn và bắt đầu sự nghiệp học tập quảng bá âm nhạc truyền thống Việt Nam tại nước ngoài.
Gần 1 thập niên ở đất khách quê người, ông phải sống cuộc sống tự lập, vất vả mưu sinh và chống chọi với bệnh tật để năm 1958, Trần Văn Khê trở thành vị tiến sĩ âm nhạc đầu tiên của Việt Nam sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với hạng tối ưu. Luận án của ông với đề tài chính: Âm nhạc truyền thống Việt Nam. 2 đề tài phụ là: Khổng Tử và âm nhạc và Vị trí âm nhạc trong xã hội Việt Nam.
Trong thời gian ở Pháp ông hoạt động trong nhiều tổ chức âm nhạc, đặc biệt quan trọng là Trung tâm Nghiên cứu khoa học Pháp và Trung tâm Nghiên cứu nhạc Đông phương, ông cũng là thành viên của Hội đồng Quốc tế Âm nhạc thuộc UNESCO phụ trách âm nhạc châu Á.

GS Trần Văn Khê suốt đời sưu tầm, nghiên cứu và quảng bá âm nhạc truyền thống Việt Nam ra với bạn bè năm châu
Suốt thời kỳ hoạt động âm nhạc ở nước ngoài cho đến lúc ông trở về định cư tại Việt Nam, hơn 50 năm ông đã tham dự 210 hội nghị quốc tế về âm nhạc ở 67 quốc gia, tham dự khoảng 20 liên hoan quốc tế về âm nhạc. Trong đó có rất nhiều hội nghị và liên hoan đã được GS Trần Văn Khê giới thiệu những nét đặc sắc của âm nhạc truyền thống Việt Nam. Ông còn có nhiều buổi thuyết trình về âm nhạc truyền thống Việt Nam tại nhiều trường đại học ở khắp nơi trên thế giới. Ngoài ra ông còn viết nhiều bài báo, tham luận về âm nhạc truyền thống Việt Nam đăng trên nhiều báo, trong đó có tạp chí của UNESCO được dịch ra 14 thứ tiếng.
Sau năm 1975, GS Trần Văn Khê có nhiều chuyến trở về Việt Nam để tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, điền dã về âm nhạc truyền thống Việt Nam, trước khi ông về định cư chính thức tại Việt Nam vào năm 2006.
Ngôi nhà 32 Huỳnh Đình Hai, quận Bình Thạnh do UBND TP.HCM cấp cho GS Trần Văn Khê là nơi lưu giữ tất cả những tư liệu nghiên cứu suốt cả cuộc đời của ông. Toàn bộ tư liệu này, sau khi qua đời, ông tặng cho TP.HCM.
Cũng tại ngôi nhà này, đây là địa điểm mà GS Trần Văn Khê tiếp tục tổ chức những sinh hoạt về âm nhạc truyền thống Việt Nam qua những chuyên đề, là nơi gặp gỡ, giao lưu của các nghệ nhân, nghệ sĩ, các nhà hoạt động văn hóa ở TP.HCM.
GS Trần Văn Khê là người đã có những đóng góp quan trọng trong việc đưa ca trù, không gian văn hóa công chiêng Tây Nguyên, đờn ca tài tử Nam bộ trở thành di sản phi vật thể của thế giới. Suốt một đời hoạt động không mệt mỏi phấn đấu cho âm nhạc truyền thống Việt Nam, những ngày cuối đời GS trở về sinh sống tại đất mẹ và trút hơi thở cuối cùng trên mảnh đất đã sản sinh ra những giai điệu, những loại hình âm nhạc độc đáo mà ông đã góp phần không nhỏ trong việc giới thiệu và tôn vinh ở phạm vi trên toàn thế giới…
Hữu Trịnh

NGUYỄN THỊ MỸ DUNG : GIÁO SƯ TRẦN VĂN KHÊ: NGƯỜI MANG NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM (trong đó có đờn ca tài tử) RA KHẮP THẾ GIỚI

GIÁO SƯ TRẦN VĂN KHÊ:

NGƯỜI MANG NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM (trong đó có đờn ca tài tử) RA KHẮP THẾ GIỚI

  1. Giáo sư Trần Văn Khê – Người chuyên tâm, tự nguyện giảng dạy, quảng bá nghệ thuật cổ truyền Việt Nam (trong đó có Đờn ca Tài Tử) trên mọi châu lục.
  2. Giáo sư Trần Văn Khê là người may mắn được sinh ra trong một gia đình hai bên nội ngoại bốn đời có nhiều người trong giới nhạc truyền thống dân tộc và đều thích chơi Đờn ca Tài Tử.

Ông đã được nuôi dưỡng và sống trong bầu không khí của âm nhạc truyền thống, nhất là Đờn Ca Tài Tử.

  1. Giáo sư Trần Văn Khê tranh thủ mọi cơ hội để truyền bá nghệ thuật truyền thống Việt Nam kể cả Đờn Ca Tài Tử.

– Năm 1959, tại Praha, Tiệp Khắc, Giáo sư Khê đã nói chuyện và tự minh họa về Nhạc Tài Tử Miền Nam. Nghe xong, Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương khen Ông là “nghệ nhân” về nhạc tài tử”. Năm 1960, ông được mời sang Thụy Sĩ nói chuyện âm nhạc Việt Nam tại 24 địa điểm khác nhau. Ông cũng được mời qua Anh nói về ứng tác, ứng tấu, cách “rao” mở đầu và đờn tùy hứng theo phong cách Đờn Tài Tử miền Nam Việt Nam. Cùng năm này, Giáo sư Trần Văn Khê được cử vào Ban Chấp hành của Hội đồng quốc tế âm nhạc. Từ đó, ông được mời đi dự Hội nghị quốc tế ở nhiều nơi, được mời đi thuyết trình, giảng dạy ở hơn 40 nước trên thế giới. Bất kỳ ở đâu và lúc nào, ông cũng tranh thủ mọi cơ hội để truyền bá nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Ông khẳng định: “Âm nhạc Việt Nam cũng có một thực chất nghệ thuật, một thực chất khoa học. Nó là hoa thơm cỏ lạ của riêng mình mà các nước khác không có. Mình mang ra thế giới cho mọi người cùng thấy, cùng biết, cùng hiểu và từ đó họ tôn trọng mình. Bên cạnh đó mình góp phần làm giàu có thêm cho vườn hoa âm nhạc trăm hương nghìn sắc, muôn màu muôn vẻ của thế giới. Âm nhạc truyền thống Việt Nam rất độc đáo, nó có cá tính đẹp, có một giá trị, có sức hấp dẫn đặc biệt. Nhạc Việt Nam hát thì luyến láy, đờn thì nhấn nhá, đờn theo nguyên tắc “chân phương hoa lá” (nghĩa là thêm hoa lá vào những âm thanh chính của điệu thức). Khi mình đờn, bàn tay mặt mình sanh ra thanh, bàn tay trái mình tinh vi lắm, nó nhấn nhá, nuôi dưỡng thanh đó, biến thanh thành âm (mà theo cách nói dân gian thì bàn tay mặt là cái xác, bàn tay trái sanh ra cái hồn); hát thì truyền khẩu, đờn thì truyền ngón… Đó là những yếu tố đặc sắc trong âm nhạc mình làm cho người nghe thú vị!”.

Đặc biệt, trong hành trình truyền bá cái hay cái đẹp của âm nhạc truyền thống Việt Nam thì nhạc Tài Tử luôn gắn liền với các buổi giới thiệu của GS Khê. Ông thường tự mình minh hoạ nét đặc sắc của âm nhạc truyền thống Việt Nam thông qua các hơi – điệu khác nhau của nhạc Tài Tử trên các nhạc khí dân tộc như đờn Tranh, đờn Kìm, đờn Cò…

  1. Hãy giữ lấy “hồn cốt” của Đờn Ca Tài Tử:

Từ ngày về sống hẳn ở Việt Nam, Giáo sư Trần Văn Khê luôn xuất hiện trên báo chí, truyền hình, hoạt động tích cực trong công tác điền dã, thuyết trình, giảng giải cho mọi đối tượng (già, trẻ, văn nghệ sĩ, học sinh…) về nghệ thuật truyền thống của dân tộc để thực hiện nhiều nhất ý nguyện của mình.

Giờ đây, mặc dầu đã ở tuổi 94, nhưng khi nói về nghệ thuật truyền thống dân tộc, Giáo sư vẫn vô cùng mẫn tiệp, rất hào hứng, say sưa và không kém phần nhiệt huyết. Ông ân cần căn dặn: “Hãy giữ lấy hồn cốt của đờn ca tài tử, tức là giữ lấy phong cách chơitính cách ngẫu hứng của đờn ca tài tử.

  1. Người xưa “chơi” đờn ca tài tử. Không ai gọi là “biểu diễn” đờn ca tài tử.

Phần đông cho rằng lối nhạc đó không sâu sắc chuyên nghiệp mà mang tính cách giản dị của dân gian và nghiệp dư. Thực ra, “Tài tử” nghĩa là người-có-tài, (như trong câu: “Dập dìu tài tử giai nhân…”, “Tài tử giai nhân tế ngộ nan”…).

Người đờn Tài tử không dùng nhạc Tài tử làm kế sinh nhai. Khi nào thích đờn thì họp nhau tại nhà một người trong làng rồi cùng nhau đờn ca chơi. Dầu vậy, mà trình độ nghệ thuật của Đờn ca Tài tử không hề thấp. Muốn trở thành người Đờn Tài Tử đúng nghĩa, phải trải qua thời gian tập luyện khá công phu.

Hiện nay phong cách chơi thực sự trong Đờn ca Tài tử rất ít được thấy vì đã bị phần nhiều sân khấu hóa! Vì vậy, cần phải đưa Đờn ca Tài tử về đúng với phong cách chơi vốn có của nó với tính cách ngẫu hứng giữa các Tài tử với nhau.

  1. Các nhạc khí dùng trong Đờn Tài tử đều giống như các nhạc khí dùng trong ca Huế.

Trong Nam, từ 1927-1930, có thêm hai cây đờn của phương Tây được dùng để đờn Tài tử là Mandoline và Violon. Sau có thêm hai nhạc khí khác nữa là Guitar Hạ-Uy-Di và Guitar Tây-Ban-Nha. Từ cây đờn của nước ngoài, nhạc công Viêt Nam đã biến thành cây Guitar phím lõm nói được trung thực và nhuần nhuyễn nhạc ngữ Việt Nam.

Tuy nhiên, trong dàn nhạc Đờn ca Tài tử, cây đờn kìm là cây đờn giữ vị trí dẫn-dắt-các –nhạc-công, vì giai điệu của nó gần với lòng bản nhứt. Người đờn kìm lại là người giữ-song-lang (giữ nhịp) cho cả dàn nhạc.

Cây Guitar phím lõm vì có âm vực rộng, lên cao hay xuống thấp đều được nên nó làm cho dàn nhạc Đờn ca Tài tử phong phú, sôi động hơn, nhưng không vì thế mà để nó áp đảo và thay thế tất cả các nhạc khí truyền thống khác”.

 

– Nay Giáo sư đang quan tâm nhiều nhất đến vấn đề gì?

“Hơn nửa thế kỷ sống và dạy học tại Đại học Sorbonne-Pháp, được làm việc trong một môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp, khoa học và khách quan nên tôi tha thiết mong muốn:

+“Nên thay đổi cách dạy dỗ, truyền thụ về âm nhạc truyền thống Viêt Nam, trong đó có Đờn ca Tài tử: học theo phong cách Viêt Nam chớ không nên bắt chước theo lối dạy nhạc của phương Tây, vì không phù hợp với lối nhạc truyền thống của mình.

            +Đem những cái hay, cái đẹp của âm nhạc truyền thống Việt Nam (kể cả Đờn ca Tài tử) đã được người ngoài công nhận và thưởng thức- đến- với –công-chúng-Việt Nam đang còn cảm thấy tự-ti, mặc-cảm với âm nhạc truyền thống nước nhà, trong đó có đờn ca Tài tử.

            +Chương trình Giáo dục âm nhạc truyền thống có-chỗ-đứng-trong-xã hội Việt Nam, bằng cách là đưa âm nhạc truyền thống vào học đường; không phải để đào tạo cho các học sinh trở thành nghệ sĩ, mà quan trọng là giúp cho thế hệ trẻ có được một vốn hiểu biết căn bản về âm nhạc truyền thống Viêt Nam có những gì và âm nhạc truyền thống Việt Nam hay ở chỗ nào (kể cả đờn ca tài từ).

NGUYỄN THỊ MỸ DUNG

(Thực hiện)